Giải đáp tâm linh 2021: Cầu tài lộc đi chùa nào linh thiêng?

Tín tâm là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Đi lễ, hành hương chính là một trong những việc thể hiện sự tín tâm này. Rất nhiều người trong số chúng ta nghĩ rằng việc đi lễ có thể cầu tài, danh vọng. Câu nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” không phải tự nhiên mà có. Trong cuộc sống có rất nhiều việc chúng ta không thể giải thích bằng khoa học.

Đi lễ xin lộc làm ăn buôn bán chính là việc nhiều người tín tâm hay làm. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi “cầu tài lộc đi chùa nào linh thiêng?” dành cho các bạn mong muốn tìm hiểu nhé!

Cầu tài lộc đi chùa nào linh thiêng?

Đi lễ, hành hương vốn là một phong tục đẹp cần được lưu giữ của người Việt Nam. Việc đi lễ không chỉ thể hiện lòng thành, sự tín tâm mà còn thể hiện ước muốn, cầu mong của nhiều người. Đi lễ đền chùa thể hiện được lòng thành tâm đối với Phật, Thánh. Nhiều người hy tin rằng, việc đi lễ giống như một cách để cầu tài lộc, xin bình an, và nhiều điều may mắn.

Cầu tài lộc đi chùa nào đến nay vẫn là một vấn đề khiến cho nhiều người băn khoăn, suy nghĩ. Có những ngôi đền được mệnh danh là nơi để xin lộc buôn bán. Chúng tôi đã tìm hiểu và giải đáp cho các bạn ngay phía dưới đây. 

1. Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh 

Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền linh thiêng nổi tiếng ở miền Bắc. Đây không chỉ là một di tích lịch sử, mà ngôi đền này còn được biết đến với việc cầu tài, xin lộc. Những người làm ăn kinh doanh không ai là không biết đến tiếng của đền Bà Chúa. Hằng năm, số lượng người hành hương đến cửa đền để xin lộc rơi lộc vãi, ăn lộc nhà Thánh là không hề ít. Đặc biệt là vào dịp đầu năm, đầu tháng, người người, nhà nhà đến Đền Bà Chúa Kho để cầu danh, cầu tài. 

Đi chùa cầu tài lộc - Đền Bà Chúa Kho
Đi chùa cầu tài lộc – Đền Bà Chúa Kho

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, hình tượng Bà Chúa Kho vừa là nhân vật lịch sử vừa mang theo truyền thuyết huyền thoại. Xin lộc làm ăn buôn bán mà không biết đến Đền Bà Chúa Kho thì quả thực là thiếu xót. Đây cũng chính là địa điểm đầu tiên mà chúng tôi giải đáp cho câu hỏi cầu tài lộc đi chùa nào thiêng. Rất nhiều người đã đến để lễ bái tại đây và được lộc làm ăn như ý nguyện. 

2. Phủ Tây Hồ – Hà Nội

Phủ Tây Hồ là một địa danh nổi tiếng linh thiêng nhất tại Hà Nội. Du khách thập phương đến Hà Nội ai ai cũng được nghe danh Phủ Tây Hồ. Lịch sử của Phủ Tây Hồ thờ mẫu Liễu Hạnh – một trong bốn vị thánh bất tử của Việt Nam. Nằm bên bờ Tây của hồ Tây, nơi đây tiếp đón không ít du khách thập phương đến tham quan và dâng lễ. Sự linh ứng của Phủ Tây Hồ đã làm nên tiếng tăm của nơi đây. 

Phủ Tây Hồ - địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng
Phủ Tây Hồ – địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng

Những người dân đến cầu tài lộc danh vọng tại Phủ Tây Hồ đều được mát mẻ, như ý. Nơi đây chính là một trong những địa điểm linh thiêng mà chúng tôi nghĩ rằng ai cũng nên đến để xin lộc buôn bán, làm ăn. Không phải tự nhiên, Phủ Tây Hồ lại được nhiều con nhang đệ tử, những người tín ngưỡng đến để xin lộc nhiều như thế. Câu hỏi “cầu tài lộc đi chùa nào linh thiêng?” của các bạn hẳn đã có lời giải đáp. 

3. Đền Ông Hoàng Mười – Nghệ An

Một địa danh không thể không nhắc đến trên con đường cầu tài, xin lộc chính là đền Ông Hoàng Mười đất Nghệ An. Trấn thủ Nghệ An, Đức Hoàng Mười đã nổi danh biết bao lâu nay. Tích về Đức Hoàng Mười giỏi giang là một nhân vật huyền thoại giáng trần để cứu nhân độ thế. Đến với cửa đền Đức Hoàng Mười, dân chúng không chỉ có thể cầu tài, xin lộc rơi lộc vãi của Hoàng mà còn để thể hiện sự thành kính, lòng biết ơn. 

Đền ông Hoàng Mười - cầu tài lộc
Đền ông Hoàng Mười – cầu tài lộc

Người dân khắp cả nước thường về đây để cầu danh vọng, mọi việc như ý. Nơi đây cũng là một trong số ít địa điểm được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016. Đền Ông Hoàng Mười chính là địa điểm mà ai cũng nên đến để đi chùa cầu tài lộc. Nếu có dịp các bạn nhất định phải đến đây một lần để được tham quan và xin lộc rơi lộc vãi nhà Ngài. 

4. Chùa Phúc Khánh – Hà Nội

Những địa điểm giải đáp cho câu hỏi “cầu tài lộc đi chùa nào” không thể thiếu chùa Phúc Khánh – Hà Nội. Đối với những người dân Hà Nội mà nói, chùa Phúc Khánh đã không còn xa lạ. Nơi đây nổi danh với sự linh ứng cầu được ước thấy. Ngôi chùa Phúc Khánh tọa lạc ở chân cầu vượt Ngã Tư Sở là nơi cầu tài lộc cực kỳ linh ứng. 

Mỗi năm, số lượng người dẫn vãng lai và các tăng ni đến với chùa Phúc Khánh cầu tài lộc, bình an nhiều vô kể. Không chỉ vì kiến trúc độc đáo của ngôi chùa mà chính sự linh thiêng, tín ngưỡng đã làm nên điều này. Ngôi chùa này còn được biết đến là nơi dâng sao giải hạn, cầu bình an nơi cửa Phật cực kì hiệu nghiệm. 

Bài khấn cầu tài lộc tại nhà

Bên cạnh việc đi lễ đền chùa để xin tài lộc, nhiều người quan niệm việc thờ cúng tại gia hơn cả. Hiểu được điều này, chúng tôi mong muốn đem đến cho các bạn hiểu biết nhiều hơn về các bài văn khấn. Bài khấn xin tài lộc tại nhà được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có nhiều gia đình tín ngưỡng đã in ra và sử dụng bài văn khấn này mỗi khi thắp hương. 

Văn khấn cầu tài lộc
Văn khấn cầu tài lộc

Nguyên văn bài văn khấn như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần )

Con lạy 9 phương trời. Con lạy 10 phương chư phật. Con lạy chư phật 10 phương. Tín chủ con tên là…. Đồng gia quyến đẳng chúng con ngụ tại địa chỉ số nhà…. Con xin được kính lễ. Hôm nay là ngày….tháng….năm. Con thành tâm tu thiết lễ nghi ( tên lễ … ) 

Xin dâng kính mời: Liệt Vị Tôn Thần Bản Cảnh Tiền Hậu Linh Chúa Đất, Thần Tài Tiền Vị, Thần Lộc Triệu Công Minh Thần Linh Bản Xứ Nơi đây. Quang lâm trước án chứng minh công đức chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cầu phù hộ độ trì cho chúng con toàn thân khỏe mạnh, thân cung hưng thới, mạng vị bình an, căn lành thêm lớn.

Năm sung giải xung, tháng hạn giải hạn, tai qua nạn khỏi bách bệnh tiêu tan vạn bệnh tiêu trừ.

Ông ban tài tiếp lộc dẫn khách xa đưa khách gần cho con đông cửa hàng đắt cửa hiệu. Nếu con có duyên gặp đối tác ngày hôm nay ông khai sáng trí tuệ thông minh để chúng con bàn về công việc kinh doanh đôi bên thống nhất ý kiến tốt đẹp để mọi việc hanh thông suôn sẻ mọi việc Phúc Lộc Thọ đầy đủ. 

Chúng con đàn xơ lễ mỏng tâm thành xin dâng kính, cúi xin ông phù hộ độ trì cho chúng con. Cho con sở cầu như ý sở nguyện cho con được tòng tâm. Con xin bái tạ. 

Nam mô a di đà phật (3 lần )

>>> Tham khảo thêm: Cách khấn vái khi đi chùa? Đi chùa thời điểm nào thích hợp?

Có nên đi chùa cầu tài lộc buôn bán hay không?

Theo tín ngưỡng Việt Nam ta, đi lễ đầu năm hay các dịp ngày rằm, mùng một đầu tháng để xin may mắn là điều nên làm. Tuy nhiên, đối với những người có tín ngưỡng, việc đi lễ này cần phải đều đặn. Đầu năm dâng sớ cuối năm lễ tạ. Đi lễ hành hương thì không nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ sớ và dâng lễ. Chỉ cần lòng thành tâm, Phật Thánh trên cao sẽ chứng giáng và độ cho chúng ta. 

Thông thường việc đi chùa cầu tài lộc thường ít hơn là đi đền đi phủ. Chùa là nơi thờ tự các vị Chư Phật, không sân si, không vướng bụi trần. Cửa chùa thường là nơi để chúng ta đến xin bình an, sự may mắn. Nhà Thánh cai quản lộc trần. Đi lễ đền phủ để xin tài, cầu lộc sẽ đúng với đạo tín ngưỡng của Việt Nam ta hơn cả. 

Có thể nói, những thắc mắc “cầu tài lộc đi chùa nào?” thường đến từ những bạn chưa có hiểu biết sâu rộng về tín ngưỡng. Đi lễ, hành hương là một nét đẹp của phong tục Việt Nam ta. Chúng ta nên gìn giữ và phát triển phong tục này. Hơn cả, việc đi lễ cầu danh, cầu lộc bình an cũng sẽ giúp cho chúng ta gặp được nhiều may mắn hơn. 

————————————————-
CÔNG TY CP DỊCH VỤ TANG LỄ
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline 24/7: 0878 32 4444

Web: https://dichvutangle.vn/

Xem thêm:

Bảng giá Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên siêu công viên nghĩa trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ