Mỗi khi gia quyến có người mất, việc cần phải làm đó chính là lo toan hậu sự sao cho hoàn chỉnh. Người đã khuất mới có thể thanh thản ra đi, yên nghỉ nơi suối vàng. Chính vì vậy, tang lễ của người đã mất cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh và đem theo nhiều ý nghĩa tâm linh.
Điều cuối cùng sau khi thực hiện lễ tang, chính là lời cảm tạ sau tang lễ. Đây cũng chính là nghi thức kết thúc tang lễ mà gia quyến nào cũng cần phải biết. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn mẫu lời cảm tạ sau tang lễ chuẩn nhất, các gia quyến có thể tham khảo ngay nhé!
Ý nghĩa của việc tổ chức tang lễ?
Tổ chức tang lễ là một nghi lễ mang nhiều yếu tố tâm linh và thể hiện hiện được đạo lý sống của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn luôn được giảng dạy về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Người đã mất ra đi trước, những người ở lại không tránh khỏi đau xót, mất mát.
Tổ chức tang lễ chính là lời từ biệt cuối cùng của người ở lại dành cho người ra đi. Điều này cũng mang theo ý nghĩa tưởng nhớ đến người đã khuất. Không phải tự nhiên, mà nghi lễ này lại được coi trọng đến thế.
“Sống trọn tình, chết trọn nghĩa.” Câu nói này vẫn luôn được lưu truyền đến bây giờ và mãi sau này. Người ở lại thực hiện tang lễ như một cách thức thể hiện tình nghĩa vẹn toàn với người ra đi. Họ hàng, bạn bè của người đã mất cũng có cơ hội để nói lời từ biệt, tưởng nhớ vong linh. Mọi người đến viếng lễ chia buồn cùng gia quyến vì sự mất mát to lớn này. Sau khi lễ tang kết thúc, gia quyến sẽ nói lời cảm tạ đến với những người đã đi viếng, chia buồn cùng gia đình. Sau đó đưa linh cữu của người đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng.
Bên cạnh ý nghĩa về đạo lý, tổ chức tang lễ còn mang theo ý nghĩa tâm linh. Vong linh của người mất sau khi tổ chức tang lễ sẽ trở về thế giới bên kia, để lại phúc phần cho con cháu. Chính vì vậy, tổ chức tang lễ còn mang theo ý nghĩa mong muốn của người ở lại cầu cho vong linh người mất phù hộ.
“Sống khôn, thác thiêng” người mất ra đi nhưng vẫn ở trên cao che chở cho người ở lại. Gia quyến tổ chức tang lễ, lo hậu sự chu toàn sẽ nhận được phúc phần này. Lời cảm tạ sau tang lễ là điều rất quan trọng, thể hiện phép tắc lịch sự và cũng như lời kết thúc của lễ tang.
Quy trình tổ chức tang lễ?
Quy trình tổ chức tang lễ được tính từ thời điểm người mất ra đi. Thi hài của người mất cần phải được tắm rửa sạch sẽ bằng nước thơm và chuẩn bị quy trình nhập quan. Gia quyến cần phải chú ý rất nhiều điều để lễ tang được diễn ra trọn vẹn nhất.
Sau khi chuẩn bị quy trình nhập quan xong, gia quyến phải xác định được ngày giờ phát tang và thực hiện tang lễ. Gia quyến chuẩn bị lập bàn thờ vong và chờ đến giờ phát tang. Sau khi kèn chống đám ma nổi một hồi trống dài cũng là lúc khâm liệm.
Gia quyến cùng với đội lo hậu sự đưa thi hài nhập quan và thực hiện những nghi thức cần thiết. Lễ phát tang bắt đầu diễn ra sau khi làm lễ nhập quan cho người mất. Chủ lễ làm lễ phát tang và phát khăn tang, quần áo tang cho gia quyến.
Phát tang xong xuôi cũng là lúc lễ viếng diễn ra. Người thân họ hàng, bạn bè của người đã mất sẽ thắp hương viếng lễ vong linh. Buổi tối sau khi đã vãn khách, gia quyến chuẩn bị mâm lễ để làm lễ tế vong. Đúng 12 giờ đêm, gia quyến cùng đội lo hậu sự phải làm lễ quay cữu.
Đây là nghi lễ đánh thức vong linh, như một lời báo cáo đã qua ngày mới. Một trong những nghi lễ quan trọng đó chính là cúng cơm cho người đã khuất vào các buổi trong ngày.
Cuối cùng là lễ cất đám, đưa tiễn người mất về với nơi an nghỉ cuối cùng. Lúc này chủ tang lễ phải đọc lời cảm tạ mọi người đã đến chia buồn cùng gia quyến. Đây cũng là lời kết cho buổi tang lễ và kết thúc hậu sự. Những phần còn lại như chôn cất gia quyến sẽ là người thực hiện cuối cùng.
Mẫu lời cảm tạ sau tang lễ chuẩn nhất?
Lời cảm ơn kết thúc tang lễ tưởng như không quan trọng nhưng thực sự đem đến rất nhiều ý nghĩa cho người ra đi và ở lại. Lễ tang được tổ chức là để mọi người đến chia buồn cùng gia quyến, nói lời từ biệt với người đã mất.
Chính vì vậy, lời cảm tạ sau tang lễ rất quan trọng thể hiện tình nghĩa, phép tắc lịch sự cũng như lời cảm ơn chân thành đến từ gia quyến. Chủ tang lễ sẽ là người đứng lên phát biểu cuối cùng, thay mặt cho gia quyến, thay mặt cho người đã mất cảm tạ mọi người. Lời cảm tạ có thể tự viết hoặc tham khảo những bài viết mẫu.
Các gia quyến có thể tham khảo lời cảm tạ sau tang lễ dưới đây để có thể tổ chức tang lễ chu toàn nhất!
“Ông/bà/cha/mẹ chúng tôi là…, nguyên quán…, đã từ trần vào hồi… giờ… phút… ngày (tức ngày… tháng… năm – tính theo lịch âm), hưởng thọ… tuổi. An táng tại nghĩa trang…, huyện… tỉnh….
Thay mặt gia đình, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bà con lối xóm, bạn bè gần xa, họ hàng thân thích, đảng ủy nhân dân…. đã đến tiễn đưa (ông/bà/cha/mẹ….) chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Xin cảm ơn ban tang lễ…. đã tận tình giúp đỡ gia đình để công việc hậu sự diễn ra trang trọng, chu toàn.
Trong lúc tang lễ còn có nhiều vấn đề sơ suất, gia đình chúng tôi xin nhận được sự thông cảm và lượng thứ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thay mặt gia đình”
Những điều cần chú ý khi tổ chức tang lễ?
Trong thời điểm tang gia bối rối khó tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, để chuẩn bị hậu sự tốt nhất cho người đã mất, các gia quyến vẫn nên chú ý điều này.
Điều đầu tiên đó chính là lập bàn thờ vong, bàn thờ phải là bàn mới và đủ rộng để đặt lễ. Bàn thờ vong phải có đầy đủ bát hương, ảnh thờ, bài vị cùng tên tuổi người mất, ngày giờ mất.
Trong quá trình phát tang và tổ chức tang lễ, hương trên bàn thờ vong phải được thắp liên tục. Đèn cầy hoặc nến đặt trên bàn thờ cũng phải được giữ cho cháy sáng. Đây giống như ánh sáng soi đường chỉ lối cho vong linh, giữ cho linh hồn vong linh mới mất không đi lạc, về cửa về nhà, nhập quan.
Sau khi phát tang, gia quyến cùng với họ hàng của người đã mất sẽ được phát trang phục tang lễ và khăn tang theo vai vế. Gia quyến có tang lễ cần phải mặc trang phục và đeo khăn tang chuẩn chỉnh. Điều này thể hiện sự thành kính đối với người đã mất và cũng như lời thông báo đến với mọi người về việc gia đình có tang sự.
gười trong gia quyến có tang sự không được đến những nơi như đám cưới, đám xin, hay những nơi tổ chức việc đại sự. Điều này có thể bị coi như đem vận đen đến cho sự việc đó nên gia quyến cần phải tránh.
Không được thả chó mèo vào khu vực tổ chức tang lễ, đặc biệt là mèo đen. Đây là điều tối kỵ mà gia đình nào có tang cũng cần phải biết. Các cụ vẫn thường để tâm đến điều này vì sợ mèo đen đem theo năng lượng xấu ảnh hưởng đến thi hài và vong linh mới mất.
Gia quyến sau khi tổ chức tang lễ cần phải nói lời cảm tạ đến với những người đi viếng. Lời cảm tạ giống như một lời cảm ơn đến từ cái tâm, cảm ơn vì mọi người đã đến chia buồn. Trong thời điểm tang gia bối rối, nếu có gì sai sót, lời cảm tạ này cũng như lời xin lỗi gửi đến mọi người. Không chỉ là phép tắc lịch sự, lời cảm tạ sau tang lễ đã trở thành nghi thức không thể thiếu của mỗi gia quyến.