Nghi thức tang lễ Phật giáo là gì?2021 tang lễ Phật giáo được chuẩn bị ra sao?

Bên cạnh những tang lễ Hồi giáo hay Công giáo, tang lễ Phật giáo là một điều được rất nhiều người quan tâm. Sự khác biệt trong nét văn hóa của từng đạo giáo sẽ cho mỗi người một cảm nhận khác nhau. Bạn biết gì về những nghi thức tang lễ Phật giáo? Quan điểm để tổ chức một tang lễ đạo Phật được thể hiện như thế nào? Nếu như bạn quan tâm đến những chia sẻ này, cùng đọc thêm bài viết dưới đây của chúng tôi. Chắc chắn mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách ổn thỏa.

nghi thức tang lễ phật giáo tùy thuộc vùng miền
Nghi thức tang lễ phật giáo tùy thuộc vùng miền

Quan điểm khi tổ chức tang lễ Phật giáo là gì?

Đạo Phật cho rằng cái chết của mỗi người là điều ai cũng phải trải qua. Sinh, lão, bệnh, tử được coi là quy luật tự nhiên của con người. Bởi thế, thay vì lo sợ và suy nghĩ quá nặng nề về nó, đạo Phật khuyến khích rằng chúng ta nên đón nhận. Đây là là một điều tất yếu, hơn nữa chết không phải là hết. Theo quan điểm Phật giáo, cái chết chỉ là sự bắt đầu cho một kiếp sống mới. Người chết sẽ chấm dứt kiếp sống hiện tại, và bắt đầu đầu thai chuyển kiếp tới một kiếp sống khác.

Do đó những tang lễ Phật giáo được diễn ra để tưởng niệm cho người quá cố là một điều cực kỳ nên làm. Thế nhưng thay vì làm quá cầu kỳ và tổ chức dài ngày, Phật giáo khuyến khích mọi người rút ngắn thời gian lại. Thay vì tổ chức phiền phức, đám tang nên diễn ra với những thứ cơ bản nhất, cố gắng tối giản theo tiêu chí tiết kiệm.

Tuy nhiên nếu là người nhà của người đã khuất, bạn cũng đừng nên hà tiện quá, để đám tang diễn ra cẩu thả. Bởi như vậy sẽ không bày tỏ được tấm lòng kính trọng dành cho người đã mất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giới thiệu mẫu chương trình lễ tang thôn quê 2021

Những nghi thức tang lễ Phật giáo gồm những gì?

Nhiều người quan tâm đến những nghi thức tang lễ Phật giáo sẽ gồm những gì, diễn ra theo trình tự ra sao. Ở mỗi nơi khác nhau sẽ có một số những nghi thức khác nhau, thế nhưng nhìn chung thì nghi lễ sẽ được diễn ra như sau:

Lễ trị quan nhập liệm

Ngay khoảnh khắc người mất trút xuống hơi thở cuối cùng, gia đình người mất phải biết đến những nghi thức này. Từ 4 đến 24 giờ đầu tiên trong nghi thức tang lễ Phật giáo, gia đình sẽ có nhiệm vụ tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cho người đã khuất. Mọi người sử dụng khăn mặt để làm sạch khuôn mặt, cơ thể cùng tứ chi. Sử dụng lược để chải tóc người mất gọn gàng.

Sau khi được tắm rửa và mặc quần áo mới gọn gàng, sạch sẽ, người chết sẽ được đưa vào trong quan tài. Trước đó, quan tài cần phải được tẩy sạch bằng mật tương ưng và vật dụng tẩm liệm.

nghi thức tang lễ phật giáo được xem trọng
Nghi thức tang lễ phật giáo được xem trọng

Lễ phục hồn

Theo tang lễ Phật giáo, gia đình phải chuẩn bị một bàn thơ linh gồm có: linh ảnh, bát nhang, bài vị. Ngoài ra, một vài nơi theo phong tục sẽ chuẩn bị thêm một bát cơm cúng, cắm hai chiếc đũa kèm một quả trứng luộc. Ngay khi lập xong bàn thờ, tang gia sẽ tiến hành nghi lễ cúng.

Nghi lễ tang lễ Phật giáo này bao gồm thỉnh vong linh an vị để người mất biết rõ rằng mình đã không còn sống ở dương gian, hồn đã không còn đi kèm với xác. Việc này là vô cùng quan trọng bởi theo quan điểm từ đạo Phật, những linh hồn của người mới mất còn đang bơ vơ, không biết rõ mình ở đâu và tồn tại theo thể thức gì.

Lễ khai kinh – tiến linh

Trong lễ này, ngoài việc gia quyến lập bàn thờ Phật tổ, họ còn phải tụng kinh. Tụng kinh sẽ giúp cho vong linh hướng về Phật, sớm quy y nơi cửa Phật. Không chỉ có vậy, đây là cách để linh hồn sớm thanh thản, dứt nghiệp trần thế và đầu thai chuyển kiếp.

Lễ phát tang

Nghi thức tang lễ Phật giáo không thể thiếu được lễ phát tang. Nhiều nơi sẽ gọi đây là lễ thành phục hoặc lễ mặc áo tang. Đây là nghi lễ sử dụng để đánh dấu việc gia đình sẽ chính thức chịu tang người đã khuất. Sư thầy sẽ sử dụng tam mật tương ứng chú nguyện, đặt vào tang phục, trao cho tang gia để họ có thể mặc vào người. Có thể coi lễ phát tang sẽ được xem là hình thức để tưởng nhớ về người đã khuất.

Vào thời điểm diễn ra lễ phát tang, bà con chòm xóm, những người có tình cảm với người mất có thể tìm đến để an ủi, chia buồn với gia đình thân quyến.

Lễ triêu điện

Đây là buổi lễ cúng vào buổi sáng gần lúc đưa đám. Nghi lễ này dành cho họ hàng, người thân gia đình nếu muốn làm cúng riêng từ biệt người đã khuất.

đám tang phật giáo không có tiếng khóc
Đám tang phật giáo không có tiếng khóc

Lễ tịch điện

Đây là buổi lễ diễn ra vào buổi tối gần ngày đưa đám. Những ai là con cháu nội tộc có thể tưởng niệm bằng cách gợi nhắc những việc làm ý nghĩa, tốt đẹp của người đã khuất. Lúc này người thân hãy chuẩn bị lời cảm tạ trong tang lễ phật giáo để có thể tri ân tới người đã mất.

Lễ triệu tổ

Trước ngày di quan 2 hôm, lễ triệu tổ sẽ được diễn ra. Theo nghi thức tang lễ Phật giáo, gia đình sẽ thỉnh di ảnh, linh vị, bát nhang đầy đủ lễ vật ở tự đường hoặc nhà thờ họ.

Ngoài những nghi lễ trên ra, tang lễ theo đạo Phật còn tồn tại nhiều nghi lễ khác như: lễ sái tịnh, nhiễu quan và quy y linh; lễ cáo đạo lộ; lễ khiển điện; lễ di quan; lễ tế độ trung; lễ trị huyệt; lễ tạ thổ thần; lễ nhiễu mộ; lễ an linh. Đây là những lễ mà bạn nên tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hoặc các sư thầy ở nhà chùa. Điều này sẽ đảm bảo tang lễ được diễn ra trọn vẹn và không xảy ra quá nhiều sai sót.

Lưu ý khi tổ chức tang lễ phật giáo

Nếu bạn làm đúng những nghi thức tang lễ Phật giáo, hãy cố gắng hạn chế khóc lóc đau thương. Điều này sẽ làm cho linh hồn người mất cảm thấy nặng nề và không sẵn sàng cho việc rời đi. Người nhà cần cố gắng cử hành nghi lễ đơn giản, trang nghiêm tại gia hoặc tại nhà tang lễ. Cố gắng không đánh bài, cờ bạc để tránh tạo nghiệp cho chính bản thân mình, cũng như quấy rầy đến người mất.

Chuẩn bị lời cảm tạ sau tang lễ phật giáo gửi đến các sư thầy, sư cô cùng với những người họ hàng, hàng xóm đã giúp đỡ gia đình mình. Cố gắng làm việc thiện như in Kinh Đại Thừa, cúng dường, thả cá phóng sanh. Không nên làm việc sát sinh cúng tế, thiết đãi thịt rượu ê hề trong thời gian mà tang lễ đang diễn ra. Tất cả những việc mà chúng tôi khuyên đều là để đem đến những đức tốt nhất cho linh hồn người đã khuất.

Ngoài ra, việc phô trường gia thế của gia đình là không cần thiết. Không nên đốt vàng mã, thuê người khóc ở đám tang bởi việc này quá sầu thảm.

>>> Xem ngay: Bảng giá và quy trình tổ chức tang lễ Phật giáo trọn gói tại Thanh Trì

Lưu ý khi tham gia vào tang lễ Phật giáo

Khi bạn tham gia một nghi thức tang lễ Phật giáo, tốt nhất là nên cầm sách kinh Phật, tụng niệm cho hương hồn người mất. Nét mặt nên trang nghiêm, không được cười đùa cợt nhả, nói nhẹ nhàng để thể hiện lòng thương tiếc. Không được cúng tế bằng sinh vật để không phạm phải tội sát sanh. Ngoài ra, nên mặt trang phục có màu sắc nhã nhặn như trắng, đen, phù hợp với hoàn cảnh đám tang.

nhiều người tìm hiểu nghi thức tang lễ phật giáo
Nhiều người tìm hiểu nghi thức tang lễ phật giáo

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn về nghi thức tang lễ Phật giáo. Ngoài ra là những chia sẻ thêm về quy định tham gia một tang lễ đạo Phật. Nếu như bạn là người thân của người đã mất theo đạo Phật, hoặc bạn sẽ tham gia một đám tang như thế này, hãy cố gắng áp dụng theo nhiều nhất có thể nhé. Việc này không chỉ khiến hình ảnh của bạn trở nên chỉn chu, mà còn giúp cho người đã mất cảm thấy được tôn trọng và được an ủi hơn rất nhiều. Hãy tham khảo thêm tang lễ công giáo để biết thêm nhiều điều hơn nhé.

————————————————-
CÔNG TY CP DỊCH VỤ TANG LỄ
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline 24/7: 0878 32 4444

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ