Tìm hiểu về phong tục đi lễ chùa? Cách sắm lễ đi chùa 2021?

Đi lễ đền, chùa là một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam. Theo tín ngưỡng dân gian, đây chính là hành động thể hiện sự thành kính, lòng tin vào Phật Thánh. Không chỉ thể hiện tín ngưỡng, việc đi lễ chùa còn đem đến nhiều ý nghĩa hơn cả. Đi lễ để xin may mắn, xin tài lộc, công danh, tình duyên. Cũng có những người đi lễ để sám hối, để tâm được an yên, thanh tịnh.

Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu hết về phong tục đi lễ chùa Việt Nam. Bài viết ngày hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của việc đi lễ chùa và cách sắm lễ để dâng hương nhé!

Phong tục đi lễ chùa tại Việt Nam

Việt Nam ta có tín ngưỡng tâm linh được lưu truyền từ bao đời nay. Đạo Phật chính là tín ngưỡng phổ biến nhất tại đất nước ta. Từ xưa cho đến nay, việc đi chùa lễ bái đã là một việc làm hết sức quen thuộc. Điều này đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Phong tục đi lễ chùa được truyền từ đời này qua đời khác. Cho đến nay, nét đẹp này vẫn được giữ lại và đem theo nhiều ý nghĩa cao cả. 

Phong tục đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi lễ chùa đầu năm

Cửa chùa đất Phật vốn là nơi linh thiêng, thanh tịnh. Đạo Phật luôn hướng con người ta tới cái thiện, tới vẻ đẹp chân thiện mỹ. Con người ai cũng có tính tham sân si, nhưng sống sao để không làm trái với tâm, sống sao để lòng an yên thanh tịnh mới chính là sống đẹp.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng từ bỏ ngôi báu của mình để đi tìm con đường chân thiện mỹ. Những bài giảng về đạo Phật cũng giảng dạy chúng ta nhiều điều trong cuộc sống. Chính vì vậy, phong tục đi lễ chùa chính là giúp con người ta hướng tới cái thiện. 

Ý nghĩa của việc đi lễ chùa

Đi lễ chùa không chỉ để cầu may, để mong ước bình an. Những người đến lễ chùa chính là thể hiện sự tín ngưỡng, lòng tin vào Đức Phật. Có rất nhiều Phật tử nguyện gắn bó cả đời nơi cửa Phật, bỏ đi sự tranh đua, để trở về với chốn thanh tịnh. Đôi khi, phong tục đi lễ chùa còn là để sám hối, bỏ đi những điều canh cánh trong lòng.

Nhưng có lẽ, ý nghĩa to lớn nhất của việc đi lễ chùa chính là mong gặp được nhiều điều may mắn. Chùa cũng là nơi để truyền bá đạo Phật, rất nhiều người đi lễ cửa chùa mong muốn được tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn về đạo nhà Phật. 

Phong tục đi lễ chùa đầu năm, đầu tháng

Đối với những người trọng tín ngưỡng, việc đi lễ chùa đều đặn là điều hiển nhiên. Thế nhưng, có rất ít người hiểu về ý nghĩ của việc đi lễ chùa vào dịp đầu năm, đầu tháng. Thời điểm giao thừa vừa đi qua, mọi người thường chọn việc đi lễ là việc làm đầu tiên của năm mới. Điều này đem đến rất nhiều ý nghĩa về tâm linh và sự may mắn. Thời khắc đầu năm mới, ai ai cũng mong muốn đón nhiều điều may, sự an khang, thịnh vượng. Phong tục đi lễ chùa đầu năm cũng chính là thể hiện ước nguyện này. 

Chuẩn bị lễ vật đi lễ chùa
Chuẩn bị lễ vật đi lễ chùa

Đi lễ chùa ngay trong đêm giao thừa để cầu may mắn, an khang cho cả năm sau đó. Gia đình đi lễ đền chùa cùng nhau để đón những điều tốt đẹp, đem tài lộc về nhà. Đến với nơi cửa Phật, cảnh sắc an nhiên, hoa thơm, nhang đèn thanh tịnh sẽ giúp tâm an. Đối với người miền Bắc, quan niệm về việc đi lễ đầu năm chính là rước tài lộc, thịnh vượng về nhà.

Những người đi lễ có thể đặt tiền lên bàn thờ Phật hoặc công đức xây dựng chùa gửi cho các sư thầy. Các gia đình đi lễ có thể chuẩn bị mâm quả, hoa tươi, xôi để lễ chùa. Đối với người miền Nam, thì phong tục đi lễ chùa đơn giản hơn. Người miền Nam thường không chuẩn bị nhiều lễ vật mà chỉ thành tâm khấn nguyện để xin được may mắn. 

Việc đi lễ chùa đầu tháng cũng mang theo ý nghĩa tương đồng như vậy. Ngày rằm mùng 1 được coi là thời điểm thích hợp nhất để đi lễ trong tháng. Vào hai ngày này, người người nhà nhà đi lễ chùa để cầu an, may mắn cho cả tháng. Tuy nhiên đây không phải là điều bắt buộc, các bạn hoàn toàn có thể đi lễ vào những ngày khác, tùy theo thời gian của từng người.

>>> Xem ngay: Bảng giá niêm yết giá đất nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên năm 2021

Cách sắm lễ đi chùa?

Như chúng ta đã đề cập đến phía trên, về cách sắm lễ đi chùa sự thành tâm vẫn được đặt lên trên tất cả. Mâm cao, lễ đầy mà tâm không thành, thân không tịnh thì cũng không thể gặp được may mắn. Sắm lễ đi chùa không nhất thiết phải đầy đủ hoa quả, bánh kẹo, lễ lạt, người đi lễ hoàn toàn có thể lên hương, khấn vái, đặt lễ thành tâm.

Thông thường, mọi người thường đặt tiền tùy tâm lên các ban thờ Thần Phật, sau đó khấn nguyện. Những người đi lễ hành hương chỉ cần như vậy là đủ. Tuy nhiên, đối với những người tín tâm hơn, họ sẽ chuẩn bị lễ vật để dâng lễ. 

Phong tục đi kễ chùa là nét đẹp văn hóa
Phong tục đi kễ chùa là nét đẹp văn hóa

Hoa tươi, quả ngọt, bánh kẹo, xôi mặn là những vật phẩm thường được lựa chọn để dâng lễ. Một điểm cần phải chú ý đi lễ chùa đó chính là nhà Phật ăn chay, nên những vật phẩm được để dâng lễ cần phải tuân theo điều này. Phong tục đi lễ chùa chính là tôn trọng sự uy nghi, linh thiêng và thanh tịnh nơi cửa Phật. Bên cạnh việc sắm lễ, chúng ta phải chú ý cách ăn mặc sao cho lịch sự, đứng đắn sẽ quan trọng hơn. Các bạn nên chọn quần áo dài để đi lễ. Khi đến cửa chùa cũng nên đi nhẹ, nói khẽ để tôn trọng những người xung quanh. 

Chuẩn bị lễ vật cho đàn lễ lớn

Đối với một số đàn lễ lớn hơn, người đi lễ có thể chuẩn bị lễ vật theo yêu cầu của nhà chùa. Nhưng đây chỉ là một số trường hợp cần phải lập đàn lễ tại chùa như lễ cầu siêu, lễ cúng tuần vong,… Tùy theo nhu cầu của các gia đình, nhiều nhà chùa có thể lập đàn lễ để phổ độ, hoặc vào các dịp quan trọng. Phong tục đi lễ chùa không quá cầu kỳ, chỉ cần bạn để tâm là có thể chuẩn bị đầy đủ. Đi lễ phải xuất phát từ tâm nguyện, như vậy mới có thể cầu được ước thấy.

Đi chùa vào thời điểm nào thích hợp nhất?

Không chỉ đi lễ vào những dịp đầu năm, cuối năm, hay các ngày rằm mùng 1, chúng ta còn nên tìm hiểu về việc đi lễ vào thời điểm nào hợp lý. Đi lễ đền chùa, các bạn có thể đi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, thời điểm 12 giờ trưa được coi là giờ linh thiêng, giờ của cõi âm. Theo quan niệm tín ngưỡng, thời điểm này được coi là giờ các quan đi tuần.

Chính vì vậy, chúng ta nên tránh khung giờ này khi đi lễ đền chùa. Phong tục đi lễ chùa đề cập đến việc đi lễ vào khung giờ sáng sớm. Đây là thời điểm chùa thanh tịnh, mát mẻ nhất trong ngày. 

Đi lễ chùa cần chú ý điều gì?
Đi lễ chùa cần chú ý điều gì?

Sáng sớm cũng là lúc các sư thầy lên đèn hương, dâng lễ, tụng kinh cho ngày mới. Đi lễ vào thời điểm này tâm của chúng ta sẽ an yên, thanh tịnh hơn. Đi lễ cầu Phật Thánh nên đi vào sáng sớm. Đối với những người tâm thiện, hướng Phật, họ đến chùa vào sáng sớm để nghe giảng về kinh Phật.

Nghe kinh nhà Phật để bỏ đi tính “thâm, sân, si” sống hướng thiện. Đây là một việc làm hết sức tốt đẹp, thể hiện được tín ngưỡng cao cả. Nếu các bạn thật sự muốn tìm hiểu về đạo Phật, phong tục đi lễ chùa các bạn có thể nghe kinh giảng đạo. 

Có thể nói, việc đi lễ chùa chính là thể hiện sự tín tâm, nguyện ước của người hành lễ. Phong tục đi lễ chùa cũng đã xuất hiện và tồn tại rất lâu đời. Không chỉ người lớn, mà ngay cả giới trẻ hiện nay cũng đã có những hiểu biết về tâm linh sâu sắc. Đây chính là cái duyên của mỗi người đối với Phật Thánh. Hãy để tâm an yên, thành tâm sẽ gặp được nhiều may mắn. 

————————————————-
CÔNG TY CP DỊCH VỤ TANG LỄ
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline 24/7: 0878 32 4444

Web: dichvutangle.vn/

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ