Đi lễ chùa chiền mang theo nhiều ý nghĩa tâm linh và nét đẹp đạo lý của dân tộc ta. Chùa là nơi truyền bá Phật giáo, những người đi lễ chùa thường cầu mong được bình an, suôn sẻ, gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vái lạy khi đi chùa sao cho đúng?
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến ỹ nghĩa tâm linh cũng như thể hiện lòng thành kính của người đi lễ. Vái lạy đúng cách sẽ giúp cho người đi lễ nhận được nhiều phước lành hơn. Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách vái lạy khi đi chùa sao cho chuẩn nhất nhé!
Ý nghĩa của việc đi lễ chùa?
Lễ chùa mang theo nhiều nét đẹp trong văn hoá tâm linh của dân tộc ta. Trên trời có Thần Phật chứng giáng. Chúng ta luôn mong muốn gặp được những điều tốt đẹp, được Thần Phật che chở. Chính vì vậy, việc đi lễ chùa trước hết là thể hiện lòng thành kính, sự tin tưởng vào thế giới tâm linh, mộ đạo của người đi lễ. Chùa là nơi linh thiêng, thờ trên ngôi cao nhất là Đức Phật. Đến với cửa chùa, người đi lễ tâm phải sáng, mang theo ước nguyện của bản thân, kính lễ nơi cửa chùa.
Cách vái lạy khi đi lễ chùa chính là việc làm thể hiện sự hiểu biết và lòng thành của người đi lễ. Không phải ai đi chùa cũng được độ cho an yên, may mắn. Người đi lễ mà tâm không sáng, đi lễ chỉ mong cho lợi ích riêng như tiền tài, danh vọng thì lễ cửa chùa sẽ không được Đức Phật chứng giáng.
Không phải tự nhiên, chùa lại là nơi thanh tịnh đến thế. Đạo Phật luôn dạy bảo con người ta buông bỏ thói “tham, sân, si” sống một đời hạnh phúc.
Nhà Chùa là nơi truyền bá đạo Phật, hướng con người ta tới cái thiện. Nhiều người đi lễ chùa còn là để tìm hiểu về văn hoá đạo Phật, tu tâm dưỡng đức. Kinh nhà Phật thường được tụng và giảng giải vào mỗi buổi sớm và những ngày lễ giáo. Các bạn mong muốn được nghe đạo Phật nên đi chùa vào những thời điểm này. Đi lễ chùa không chỉ để xin được may mắn, an yên mà còn là để mở rộng sự hiểu biết của bản thân về đạo nhà Phật.
Bài văn khấn khi đi lễ chùa?
Trước khi đến với cách vái lạy khi đi chùa, chúng ta cần phải biết cách khấn sao cho đúng. Sau khi lên hương, thắp hương tại các ban thờ của nhà chùa, chúng ta sẽ khấn nguyện. Chính vì vậy, bài văn khấn nguyện chuẩn sẽ giúp bạn nói ra được ước nguyện của bản thân. Bài văn khấn giúp bạn tấu trình Phật Thánh ước nguyện và sự thành kính của bản thân. Các bạn có thể tham khảo bài văn khấn mẫu chuẩn dưới đây nhé!
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Tân Sửu
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Các bạn nên in ra hoặc học thuộc bài văn khấn này để sử dụng khi đi lễ chùa. Cách vái lạy và bài văn khấn khi đi lễ chùa là điều mà ai trong số chúng ta cũng cần phải biết.
Cách vái lạy khi đi chùa chuẩn nhất?
Sau khi khấn nguyện, chúng ta cần phải vái lạy để thể hiện lòng thành kính của mình với Phật Thánh trên cao. Cách vái lạy thường được hiểu theo hai động tác khác nhau là vái và lạy.
Vái là hành động người hành lễ chắp tay, đưa từ phía trên đỉnh trán từ từ vuốt xuống thấp. Có thế chắp tay vái đến ngang mặt hoặc ngang ngực tuỳ theo thói quen của người đi lễ. Khi vái đầu hơi cúi xuống theo tay.
Cách vái lạy khi đi chùa là điều quan trọng trong việc đi lễ chùa. Nhiều người không hiểu sẽ vái rất nhanh gây ra sự thiếu tôn nghiêm khi đi lễ chùa. Người hành lễ có thể vái từ 2 đến 3 vái tuỳ tâm.
Lạy là hành động nối tiếp sau khi vái. Người hành lễ vẫn chắp tay sau khi khấn nguyện và vuốt từ đỉnh trán xuống ngang vai. Đây là điều cần để ý khi vái lạy. Khi lạy người hành lễ sẽ cúi đầu chứ không nhìn thẳng về phía trước như khi vái. Người hành lễ có thể đứng vái hoặc quỳ vái tuỳ theo sự tôn nghiêm và vị trí khi hành lễ. Nếu người hành lễ đang quỳ trên sập thì tiếp tục quỳ lạy chứ không được đứng lên để vái lạy.
Hiểu được cách vái lạy khi đi chùa chúng ta sẽ không phạm phải những điều kiêng kỵ. Từ đó thể hiện được lòng thành tâm, mộ đạo, cầu khấn được như ý hơn cả.
Những điều cần chú ý khi đi chùa?
Đi chùa, chúng ta cần phải chú ý những lễ nghi phép tắc. Điều này sẽ đem đến bình an, tài lộc cho chúng ta. Chùa là nơi thờ Phật, an nhiên, thanh tịnh. Đi lễ chúng ta phải chú ý đến lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc sao cho đúng. Thông thường, đi lễ bất cứ đâu chúng ta cũng cần mặc quần áo lịch sự. Quần dài, áo không hở vai, nách, hở ngực thiếu tôn trọng. Nhiều tín đồ tâm linh đi lễ cửa chùa thường trọn trang phục quần áo bà bà màu sắc nhẹ nhàng.
Về cách ăn nói khi đến cửa chùa, chúng ta nên đi nhẹ nói khẽ không gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Không được cười đùa to tiếng khi đi lễ đền chùa. Khi thực hiện thắp hương, lễ bái, người đi lễ nên khấn nguyện theo cách vái lạy khi đi chùa để không phạm phải những điều kiêng kỵ.
Không được nói tục chửi bậy khi đến cửa chùa. Nơi đây vốn là chốn linh thiêng, chú ý lời ăn tiếng nói chính là tôn trọng và thể hiện sự thành tâm của chúng ta.
Sắp lễ đi chùa cũng là điều mà chúng ta nên để ý khi đi chùa. Nhiều người cho rằng, phải dâng lễ mâm cao cỗ đầy mới được độ nhiều phúc lộc. Tuy nhiên với tư tưởng đạo Phật, thì điều này hoàn toàn sai. Dâng lễ phải đến từ lòng thành tâm. Hoa tươi, quả ngọt, hương thơm thường là những món đồ cần có khi sắp lễ đi chùa.
Tuy nhiên đối với các bạn đi chùa lễ hành hương thì chỉ cần đặt lễ bằng tiền trần cũng đã đủ thể hiện sự tôn kính. Chúng ta có thể công đức tiền để xây dựng chùa. Không nên chuẩn bị mâm cao cỗ đầy dâng lễ chùa để mong những điều thiên hướng “tham, sân, si” của con người. Đi lễ chùa là để xin bình an, may mắn, mạnh khoẻ.
Có thể nói, đi lễ Chùa là một nét đẹp cần phải được gìn giữ và phát huy của dân tộc ta. Đi lễ chùa chúng ta chỉ nên xin sức khoẻ, may mắn an yên chứ không nên xin tài lộc. Cách vái lạy khi đi chùa chính là điều mà chúng ta nên ghi nhớ. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi. Để tìm hiểu thêm những phong tục đi lễ chuẩn, các bạn hãy truy cập trang chủ nhé!