Cách khấn vái khi đi chùa 2021? Đi chùa thời điểm nào thích hợp?

Đi lễ đền, chùa là một trong những phong tục đẹp đẽ nhất của người dân Việt Nam ta. Đi lễ hành hương để cầu nguyện, xin sự an lành, may mắn trong cuộc sống. Điều này đã được lưu truyền từ rất lâu đời nay. Ông cha ta vẫn luôn giữ gìn đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn”. Việc đi đền chùa dâng hương, cầu nguyện chính xác là một việc làm thể hiện đạo nghĩa sâu sắc này.

Hơn cả vậy, việc đi lễ chùa còn là thể hiện tín ngưỡng tâm linh của Việt Nam. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách khấn vái khi đi chùa và thời điểm đi lễ thích hợp nhất nhé!

Ý nghĩa của việc đi lễ đền, chùa

Theo tín ngưỡng của người dân Việt Nam, việc thờ tự đã là một nét truyền thống văn hóa không thể xóa bỏ. Thờ Phật, thờ Thánh, thờ tổ tiên, những người đã khuất. Đền, chùa chính là nơi thờ tự những vị Phật, Thần linh tối cao. Người dân Việt Nam thường hay lui tới đền chùa để hành hương, dâng lễ. Đây chính là việc làm thể hiện sự biết ơn, tín ngưỡng tâm linh sâu sắc. Việc đi đền, chùa được xuất phát từ tâm của người hành lễ. Đặc biệt là việc đi lễ chùa lại mang theo nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn cả. 

Cách khấn vái khi đi chùa chuẩn nhất
Cách khấn vái khi đi chùa chuẩn nhất

Chùa vốn được biết đến là nơi linh thiêng, thờ tự các vị chư Phật. Đi lễ chùa, tâm của người đi lễ sẽ hướng về Đạo Phật, không sân si, không vướng bụi trần. Đối với nhiều người, đi chùa chính là để sám hối, tu tâm, dưỡng đức, tạm gác lại những việc lo toan trong cuộc sống. Chùa là nơi thanh tịnh, ai đến đây cũng có thể cảm nhận được sự bình yên của nơi đây.

Đi chùa không chỉ thể hiện được lòng tin, sự tín tâm vào đạo Phật. Mà hơn cả việc đi chùa, nghe giảng đạo về cuộc sống, hướng tới sự chân – thiện – mỹ. Cách khấn vái khi đi chùa sẽ giúp bạn nói ra những lời nguyện ước của bản thân. 

Cửa chùa cũng là nơi truyền bá tư tưởng đạo Phật. Chính vì vậy, đi chùa, chúng ta không cần phải dâng mâm cao, lễ đầy. Lòng thành tâm mới chính là điều cần thiết nhất khi đi lễ chùa. Đi lễ chùa để xin bình an, may mắn. Tâm trong sáng mới có thể xin được điều lành. Đến cửa chùa xin nhiều tiền tài, lộc phát chính là phát nguyện từ việc tham – sân – si ắt hẳn sẽ chẳng được lợi. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết cách khấn vái khi đi chùa để có thể đúng với nghĩa đạo Phật. 

Cách khấn vái khi đi chùa?

Đối với nhiều người, việc khấn vái xuất phát từ tâm nguyện không cần quá cầu kỳ, lễ nghi. Điều này cũng có phần đúng, bởi lẽ không phải ai cũng biết cách khấn chuẩn như các sư thầy, hoặc thầy lễ. Những điều xuất phát từ sự thành tâm, tâm trong sáng ắt sẽ được độ. Đối với những người tín tâm hơn có thể sử dụng những bài văn khấn mẫu đã được soạn sẵn để xin may mắn, bình an khi đi lễ chùa. Đây cũng chính là cách khấn vái khi đi chùa chuẩn được nhiều người sử dụng. 

Cách khấn vái khi đi chùa
Cách khấn vái khi đi chùa

Cách hành lễ khi đi chùa bắt đầu từ việc đặt lễ. Lễ vật có thể là hoa quả, bánh trái, tiền lẻ,… Tùy theo lòng thành tâm và sự chuẩn bị của mỗi người, lễ vật cần phải được đặt lên các ban để lễ. Thắp hương, đặt lễ vật lên ban. Khi thắp hương, chúng ta sẽ khấn nguyện, cầu bình an, may mắn. Cách khấn vái rất quan trọng, vì đây chính là lễ nghi khi đi chùa.

Các bạn có thể khấn lâm râm, nhưng không nên nói quá to ảnh hưởng đến những người đi lễ cùng. Thành tâm khấn nguyện là điều quan trọng. Chắp tay khấn nguyện, sau khi khấn, và xin may mắn, thì chúng ta phải vái lạy. Các bạn nên ghi chú cho mình cách khấn vái khi đi chùa để không phạm phải sai lầm. 

Cách khấn vái khi đi chùa còn đề cập đến cách vái lạy sao cho đúng cách, nghiêm trang. Không phải cứ chắp tay, vái thật nhiều mới là thể hiện sự tôn kính, thành tâm. Cách vái lạy đúng cách là chắp tay để trước ngực. Sau đó, chắp tay đưa lên ngang đầu, đầu hơi cúi, khom lưng xuống. Cuối cùng là ngẩng lên và đưa bàn tay vái lên xuống theo nhịp.

Số lần phổ biến chính là vái từ 3 đến 5 lạy. Đối với các ban trong nhà, chúng ta có thể quỳ xuống, chắp tay và vái lạy để thể hiện sự thành tâm cao hơn. Đi lễ chùa, mọi thứ phải thật sự nhẹ nhàng, từ tốn đúng với tôn chỉ “đi nhẹ nói khẽ cười duyên”. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng giá dịch vụ tang lễ Phùng Hưng trọn gói (niêm yết 2021)

Đi chùa thời điểm nào thích hợp?

Thời điểm đi lễ chùa, hành hương thích hợp nhất chính là đầu năm, và cuối năm. Điều này cũng là một trong những nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Đầu năm đi lễ dâng hương để xin cả năm trọn vẹn, ấm no gặp nhiều may mắn. Cuối năm, lễ tạ để đón chào năm mới xuân sang. Đi lễ đầu năm, chúng ta có thể đi ngay vào thời điểm giao thừa.

Sau khi tiếng pháo hoa vang lên, mọi người gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp. Sau đó, mọi người bắt đầu đi chùa, đi đền, phủ để cầu xin công danh, may mắn. Việc đi lễ ngay trong đêm giao thừa này giống như rước lộc về nhà, đem bình an về với gia đình. Cách khấn vái khi đi chùa chuẩn sẽ giúp bạn đón được nhiều may mắn hơn.

Cách sắp lễ vật đi chùa cầu duyên
Cách sắp lễ vật đi chùa cầu duyên

Đối với nhiều gia đình khác, dịp đi lễ đầu năm có thể rời sang các ngày như mùng 2,3. Đây là ngày đón hỷ thần, đi lễ vào ngày này chúng ta sẽ gặp được nhiều niềm vui, sự may mắn. Ngày mùng 4, hoặc mùng 6 tháng giêng cũng là hai ngày mang nhiều ý nghĩa. Đi lễ vào thời điểm này cầu bình an, gia đạo sẽ được như ý, tiền bạc dư giả.

Đặc biệt phải kể đến rằm tháng giêng, đây chính là thời điểm mà người người nhà nhà nô nức đi lễ đền chùa. “Lễ cả năm không bằng lễ rằm tháng Giêng” câu nói này không phải tự nhiên mà có. Chúng ta nên chú ý đi lễ vào các ngày này để được nhiều tài lộc, may mắn hơn.  

Đi lễ cầu tài lộc tại đền to phủ lớn
Đi lễ cầu tài lộc tại đền to phủ lớn

Không chỉ vào hai dịp này, ông cha ta còn quan niệm đi lễ vào ngày rằm, mùng 1 vô cùng tốt. Đây là hai ngày tốt nhất trong tháng để đi lễ. Nếu đi lễ vào hai ngày này, chúng ta có thể dễ dàng xin được may mắn, tài lộc hơn. Đó cũng chính là lý do mà nhiều đền to phủ lớn luôn đông đảo du khách thập phương đến lễ bái vào hai ngày này trong tháng. Thời điểm đi lễ thích hợp cũng là điều được nhiều người quan trọng sánh ngang với cách khấn vái khi đi chùa. 

Nên đi chùa vào giờ nào?

Đối với người dân Việt Nam, giờ giấc đi chùa không bị quá câu nệ. Ngoại trừ ngày giao thừa người dân đi lễ vào thời điểm ban đêm. Còn lại thông thường, mọi người đều đi lễ chùa, đền vào ban ngày. Thời điểm 12h trưa được coi là giờ quan đi tuần, nên chúng ta cần phải tránh. Theo quan niệm tín ngưỡng thờ cúng, thời điểm này được coi là khung giờ của cõi âm.

Nhiều người đi lễ vào thời gian này nghĩ rằng có thể không được may mắn và linh ứng bằng những thời điểm khác trong ngày. Chỉ cần các bạn thành tâm thì việc đi lễ vào thời điểm nào cũng sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp. 

Thời điểm tốt nhất để đi lễ thần phật chính là sáng sớm ngày mùng một đầu tháng. Đây là thời điểm được cho là thanh tịnh nhất trong ngày. Dân gian ta cho rằng, đi lễ Phật càng sớm thì càng linh nghiệm. Chính vì vậy, các bạn nên chuẩn bị hành lễ từ sớm để có thể kịp giờ đẹp, ngày đẹp. Các bạn cũng nên bỏ túi cách khấn vái khi đi chùa sao cho chuẩn để có thể xin được nhiều may mắn. 

Có thể nói, việc đi lễ chính là việc làm xuất phát từ tâm. Chúng ta nên giữ cho tâm thanh tịnh và đi lễ để cầu may mắn bình an. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Các bạn có thể truy cập vào trang chủ của chúng tôi để đọc thêm nhiều điều cần biết. 

————————————————-
CÔNG TY CP DỊCH VỤ TANG LỄ
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline 24/7: 0878 32 4444

Web: www.dichvutangle.vn/

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ