Thủ tục tổ chức tang lễ Việt Nam 2021 gồm những bước nào?

Tang lễ hay còn gọi là đám ma, là buổi lễ tiễn đưa người vừa tạ thế sang cõi bên kia. Khi trong nhà có người mất, bất cứ gia đình nào cũng chắc chắn sẽ đau buồn và không thể tránh khỏi bối rối khi chuẩn bị tang lễ. Vì thế nên thông tin về quy trình tổ chức tang lễ truyền thống dưới đây chắc hẳn sẽ giúp tang gia bớt đi lo lắng và có thể yên tâm làm một đám tang thật trọn vẹn cho người đã khuất.

Phong tục tổ chức tang lễ trong văn hóa người Việt

Từ xa xưa, vẫn đề tổ chức tang lễ đã luôn được người Việt quan trọng. Tang lễ là nơi đưa tiễn người quá cố. Một đám tang đầy đủ sẽ là lời khẳng định rằng cuộc sống của người đã hoàn thành trọn vẹn.

Khi ông bà, cha mẹ, những bậc sinh thành tạ thế, con cháu tổ chức đám ma với mong muốn báo đáp một phần công ơn sinh thành, dưỡng dục, làm tròn chữ hiếu. Đám tang thường có sự góp mặt đầy đủ của gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết đến chia buồn và bày tỏ sự tưởng nhớ đến người đã khuất. Người Việt vốn sống tình cảm, vì thế tất cả những người góp mặt trong tang lễ đều mang theo tấm lòng trân trọng và thành kính nhất đối với người đã mất.

Quy trình tổ chức tang lễ cũng được quan tâm và phải tuân theo khắt khe. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng với người đã mất vừa để tránh phạm phải điều kiêng kỵ dẫn đến xui xẻo. Mỗi vùng miền lại có những thủ tục tang lễ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết đều có đầy đủ các bước chính trong một đám ma truyền thống của người Việt.

Tổ chức tang lễ mang ý nghĩa quan trọng
Tổ chức tang lễ mang ý nghĩa quan trọng

Quy trình tổ chức tang lễ truyền thống

Chuẩn bị tổ chức đám tang

  • Sau khi người đang hấp hối chính thức qua đời, con cháu phải túc trực ở bên và ghi lại chính xác số giờ phút.
  • Tiếp đó, con cháu phải tắm rửa cho người đã khuất thật sạch sẽ bằng lá thơm, rồi thay bằng bộ quần áo trắng đã chuẩn bị từ trước. Nếu gia đình theo đạo Phật thì sẽ thay cho người mất mặc quần áo có in dấu nhà Phật gọi là lục phù.
  • Móng tay, móng chân của người đã khuất phải được cắt tỉa gọn gàng rồi gói lại để chôn theo cùng xác.
  • Sau đó, buộc hai ngón chân cái của người đã mất lại với nhau. Hai tay đặt gọn gàng trước bụng. Đặt vào miệng người đã mất một ít gạo trắng rồi dùng một que đũa nhỏ ngáng qua miệng. Tiếp đến lấy khăn trắng trùm lên mặt. Lý giải cho phong tục này, người xưa cho rằng đó là cách để tử khi trong xác người chết thoát ra ngoài.
  • Cuối cùng là buông màn gọn gàng, đặt một ngọn đèn dầu hoặc nến ở đầu giường.
  • Quan trọng nhất, con cháu phải luôn có mặt và túc trực bên xác người đã khuất, tránh để cho chó mèo nhảy qua. Đây là điều đại kỵ và đem đến vận xui. Nếu lỡ để mèo nhảy qua thì xác sẽ nhập lại vào hồn. Xác người đang nằm sẽ bật dậy và gia đình bắt buộc phải mời thầy cúng cao tay đến làm lễ mới có thể trở lại bình thường.
  • Với đồ dùng kề cận bên người đã khuất trước lúc ra đi như chăn chiếu, quần áo… phải đem đi đốt hết hoặc thả trôi sông. Nếu người đã chết không có bệnh tật gì thì những đồ tốt như giường, tủ con cháu vẫn có thể giữ lại dùng, đó là một tục lệ để cầu mong sự phù hộ từ người đã khuất.
  • Ngoài ra, trong lúc túc trực con cháu không được nhỏ nước mắt lên thân thể người đã khuất. Quan niệm xưa cho rằng nếu như vậy thì người chết không thể ra đi thanh thản, sẽ vẫn quyến luyến trần gian.

Lập bàn thờ vong – Tổ chức tang lễ

Bàn thờ vong phải được lập trước khi khâm liệm và đặt trước cửa nhà. Tùy theo phong tục từng vùng miền mà đồ cúng trên bàn thờ sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, những thứ bắt buộc phải có bao gồm: bài vị, di ảnh, thẻ hương, bát hương, mâm ngũ quả. Hương để trên bàn thờ bắt buộc phải là hương đen. Theo phong tục truyền thống, bát hương đặt trên bàn thờ sẽ được làm từ một đoạn của cây chuối. Hai bên bàn thờ là hai bình cây chuối non.

Lý do mà chuối lại được dùng nhiều trên bàn thờ vong như vậy là từ ý nghĩa của loại cây này. Chuối thể hiện cho sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương trong một gia đình. Vì thế sử dụng chuối là cách thức thể hiện tình cảm gia đình, lòng hiếu thảo của con cháu đối với người đã khuất.

Khâm liệm

Sau một hồi dài kèn trống, nghi thức khâm liệm chính thức bắt đầu. Đầu tiên, con cháu sẽ lấy khăn và đũa từ mặt người đã mất ra. Sau đó là gói toàn bộ thân thể bằng vải trắng rồi đặt vào áo quan. Cuối cùng là lót 2 cái bát sau gáy người mất.

Một phong tục không thể thiếu đó chính là bỏ một bộ tam cúc vào để khử trùng và che chở cho người đã khuất. Nếu trước khi mất người đó mắc bệnh phù thũng thì nên rải cám gạo răng, chè khô hoặc đá CO2 để hút ẩm. Hãy nhớ rằng luôn có nến trên nóc quan tài cùng một bát cơm và một quả trứng luộc.

Nhập quan – Tổ chức tang lễ

Một trong những bước quan trọng của thủ tục đám ma là nhập quan. Đầu tiên, người nhà chặt nhẹ vào 4 góc quan tài, ngụ ý đuổi ma quỷ và mộc tinh bám theo. Trong khi đó thầy cúng sẽ làm lễ và khấn vái, con cháu nhẹ nhàng đặt thi thể người đã mất vào quan tài.

Hãy nhớ rằng luôn có nến trên nóc quan tài cùng một bát cơm và một quả trứng luộc.

Phục hồn – Tổ chức tang lễ

Quan niệm người xưa cho rằng, khi chết đi, linh hồn sẽ lang thang vô định. Vì thế nghi thức phục hồn nhằm trình báo lên thiên giới rằng có linh hồn sắp đến. Cùng lúc đó bắc thăng cho hồn lên và chặt đứt đường xuống cho vong hồn khỏi lưu luyến trần thế.

Tổ chức tang lễ - Gọi hồn
Tổ chức tang lễ – Gọi hồn

Thường thì nghi thức tổ chức tang lễ này sẽ do thầy cúng được mời về thực hiện.

Lễ phát tang

Toàn bộ số khăn tang, mũ áo trắng sẽ được đặt trên một chiếc mâm tại hương án. Sau khi con cháu cúng bái xong, con trưởng sẽ tiến hành phát khăn áo tang theo thứ tự bối phận trong gia tộc. Nếu vắng mặt thì mũ áo vẫn để nguyên trên hương án.

Phúng viếng – Tổ chức tang lễ

Sau khi nhận được tin phát tang, họ hàng cùng bạn bè, khách viếng sẽ đến dự đám ma. Thường thì họ hàng sẽ cúng xôi còn khách ngoài sẽ cúng hương và phong bì.

Tế vong

Khi khách đã vãn, gia đình sẽ làm lễ tế vong. Cần chuẩn bị một mâm cơm đầy đủ, nếu gia đình theo đạo Phật thì dùng cơm chay để cúng lễ.

Quay cữu – Tổ chức tang lễ

Nghi lễ quay linh cữu được thực hiện vào đúng 12h đêm. Khi đó quan tài sẽ đặt ngang ngôi nhà, đầu hướng vào bàn thờ, chân hướng ra cửa. Người xưa quan niệm nếu không làm vậy thì linh hồn người chết không tìm được đường ra.

Tế cơm

Nghi lễ này được thực hiện vào sáng hôm sau. Người nhà dâng lên bàn cúng một bát cơm, một chén nước, một quả trứng luộc và một đĩa muối. Ngụ ý rằng muốn cho linh hồn được ăn no trước khi phải rời đi.

Mâm cơm cúng trong tổ chức tang lễ
Mâm cơm cúng trong tổ chức tang lễ

Cất đám – Tổ chức tang lễ

Sau khi tế cơm chừng 1 tiếng, con trai trưởng sẽ tiến hành đọc điếu văn và lời cảm ơn khách viếng. Quan tài được đóng đinh chắc chắn và rước đến nơi chôn hoặc nhà hỏa táng.

Hạ huyệt hoặc hỏa táng

Nếu gia đình chọn cách địa táng thì sẽ rước linh cữu ra huyệt đã đào từ hôm trước. Con trai cả sẽ lấp đất đầu tiên, những người khác trong gia đình cũng lần lượt lấp đất để thể hiện tình cảm.

Nếu gia đình chọn cách hỏa táng thì bàn giao lại quan tài cho nhà hỏa thiêu. Sau đó họ sẽ xử lý và giao lại bình tro cốt cho gia đình.

Bước cuối trong quy trình tổ chức tang lễ
Bước cuối trong quy trình tổ chức tang lễ

Nghi thức tang lễ tuy có nhiều bước nhưng nếu hiểu hết ý nghĩa thì không khó để ghi nhớ. Quy trình tổ chức tang lễ cần được đảm bảo chặt chẽ và đầy đủ để thể hiện tấm lòng thành kính của người ở lại đối với người đã khuất. Đây là một nét văn hóa tâm linh đẹp của Việt Nam cần được lưu trữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ