Cáo phó trong tang lễ là gì? Giải đáp tâm linh 2021

Lễ tang là một nghi lễ quan trọng của người sống thực hiện, tổ chức cho người đã mất. Đây là một phong tục tốt đẹp của văn hóa tâm linh Việt Nam. Không chỉ vậy, lễ tang còn là một nghi lễ đem theo nhiều đạo lý sống của người Việt. Khi tổ chức lễ tang, cáo phó là một phần không thể thiếu.

Tuy nhiên, đối với nhiều người không hiểu, thì đây chỉ là một tờ giấy thông thường và điều này là hoàn toàn sai lầm. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp cáo phó là gì cho những bạn chưa hiểu. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Cáo phó là gì?

Người mất luôn là niềm đau, sự mất mát đối với những người ở lại. Khi người mất ra đi, người ở lại cần phải lo hậu sự trọn vẹn cho người đã mất. Điều này đem đến ý nghĩa tâm linh và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Trước khi tổ chức tang lễ, gia quyến cần phải viết cáo phó để thông báo về buổi tang lễ này. 

Thực chất, cáo phó là tờ giấy ghi lại những thông tin của người mất và thông báo về tang lễ. Những thông tin như ngày giờ phát tang, nơi tổ chức tang lễ và nơi an nghỉ cuối cùng của người mất thường sẽ có trong tờ giấy cáo phó này.

Cáo phó là gì
Cáo phó là gì

Từ xa xưa, ông cha ta thường sử dụng giấy báo tử thay cho tờ giấy cáo phó tang lễ. Thế nhưng, về sau này, giấy cáo phó được sử dụng nhiều hơn cả vì nó cung cấp đầy đủ thông tin về tang lễ. Cáo phó như một lời thông báo đến mọi người về tang lễ của người đã mất. 

Trong thời đại ngày nay, khi mạng xã hội Internet phát triển, giấy cáo phó còn có thể được đăng tải để thông báo đến mọi người nhanh hơn. Những người bạn, họ hàng gần xa của người đã mất có thể thông qua giấy cáo phó để biết đến tang lễ.

Họ sẽ đến chia buồn cùng gia quyến sau khi đã phát tang và tiễn đưa người mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Cáo phó cần phải viết và thông báo trước khi gia đình phát tang. Đây là điều tối thiểu mà ai trong số chúng ta cũng cần phải biết.

Ý nghĩa của cáo phó?

Như chúng ta đã đề cập đến phía trên, ý nghĩa lớn nhất của giấy cáo phó trong tang lễ đó chính là thông báo về tổ chức lễ tang cho người đã mất. Tuy nhiên, đây chưa phải tất cả ý nghĩa của tờ giấy này đem lại. Trên giấy cáo phó thường có đầy đủ thông tin về người đã mất, ngày giờ mất, năm sinh, tên, tuổi hưởng dương.

Đây chính là thông tin quan trọng cần phải thông báo đến mọi người, bạn bè gần xa và họ hàng. “Nghĩa tử là nghĩa tận” khi một người ra đi, những người ở lại không tránh khỏi sự thương xót. 

Ý nghĩa của việc viết cáo phó
Ý nghĩa của việc viết cáo phó

Việc viết cáo phó để thông báo đến bạn bè, gia đình, họ hàng, là để mọi người có thể sống trọn tình trọn nghĩa lần cuối với người đã mất. Tang lễ được tổ chức để người mất được an lòng yên nghỉ. Người sống được chia buồn, được từ biệt với người ra đi. Cáo phó sẽ thay lời thông báo đến mọi người để ai biết đến có thể đến từ biệt người khuất. Vì sau đó, chúng ta sẽ chẳng thể nào được gặp lại, được tái ngộ, dẫu có kiếp sau. 

Người đã khuất sau khi được tổ chức tang lễ trọn vẹn sẽ yên lòng sang thế giới bên kia và để lại phúc phần cho con cháu. Có nhiều người mất đi chưa kịp gặp gỡ bạn bè, gia đình, họ hàng trong lòng mang nhiều chấp niệm, vương vấn trần thế. Tang lễ được tổ chức để người mất thanh thản ra đi. Bạn bè, họ hàng của người mất cũng sẽ đến chia buồn cùng gia quyến.

Tờ giấy này cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về tang lễ để những người muốn đến viếng thăm nắm bắt được thông tin này. Họ sẽ chủ động sắp xếp thời gian để đến chia buồn cùng gia đình và tiễn biệt vong linh.

Mẫu cáo phó cho tang lễ?

Sẽ có nhiều gia đình tự tay viết cáo phó cho người đã mất. Tuy nhiên hiện nay, dịch vụ tổ chức tang lễ sẽ chuẩn bị đầy đủ điều này cho gia quyến. Những mẫu cáo phó đã có sẵn. Gia quyến chỉ việc điền thông tin chính xác lên giấy cáo phó sau đó thông báo đến mọi người. Các bạn có thể tham khảo những thông tin cần có trong cáo phó ngay phía dưới đây. 

Cáo phó cho người mất
Cáo phó cho người mất
  • Lời mở đầu: “Gia đình chúng tôi thương tiếc báo tin.”
  • Thông tin của người đã khuất: Tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm mất. Chỗ ở hiện tại, đơn vị, chức vụ công tác. 
  • Thông báo trên cáo phó về thời gian lâm bệnh và ra đi của người mất. 
  • Người mất hưởng thọ bao nhiêu tuổi. 
  • Tang lễ được tổ chức vào giờ nào, ngày tháng năm nào, kéo dài bao lâu.
  • Địa điểm cụ thể tổ chức tang lễ. 
  • Thời gian thực hiện lễ truy điệu. 
  • Thời gian tổ chức lễ viếng. 
  • Thời gian làm lễ di quan. 
  • Nơi an nghỉ cuối cùng của người đã mất: Thông thường nếu gia quyến hỏa táng di hài thì đây sẽ là địa chỉ nhà tang lễ, đài hóa thân. Còn nếu gia quyến địa táng thi hài thì đây sẽ là địa chỉ nghĩa trang – nơi chôn cất thi hài của người mất.
  • Lời kết: “Thay mặt gia đình, trưởng nam cùng các anh em, con cháu,… kính báo.” 

Trên đây chỉ là những thông tin và cách ghi mẫu cáo phó cơ bản. Nếu gia quyến chưa hiểu rõ cách ghi thì nên hỏi mọi người, những người đã từng lo việc hậu sự để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, những mẫu giấy cáo phó có sẵn của nhà tang lễ hoặc đội tổ chức lễ tang đã rất đầy đủ. 

Các gia quyến có thể viết trực tiếp trên tờ giấy cáo phó này để sử dụng. Như vậy, những thông tin cần phải thông báo cũng đã có sẵn những đề mục, các bạn chỉ cần điền thêm thông tin chính xác là được. Giấy cáo phó có sẵn sẽ có đầy đủ thông tin cho gia quyến ghi lại và thông báo đến mọi người. 

Cáo phó thường được dán ở đâu?

Cáo phó thường được dán ở cửa nhà của gia quyến có tang. Nhà trong ngõ, thì gia quyến nên dán ở đầu ngõ, đầu dốc để những người thân họ hàng xung quanh biết đến. Tại nhiều nơi, cáo phó còn được đọc trên thông báo chung của làng xóm, phường xã để những người trong khu có thể tiện nắm bắt. Khi gia quyến làm giấy báo tử cho người đã mất, cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận và đọc thông báo giấy cáo phó. Họ hàng, làng xóm có thể đến chia buồn cùng gia quyến về sự mất mát khổ đau này. 

Cáo phó là nghi thức quan trọng trong tang lễ
Nghi thức quan trọng trong tang lễ

Trong thời đại ngày nay, mạng xã hội đã trở nên thông dụng và phổ biến hơn. Thay vì gọi điện thông báo tin buồn, người trong gia quyến có thể đại diện đăng ảnh cáo phó để thông báo đến mọi người. Bạn bè gần xa cũng có thể hay tin và lui tới viếng lễ vong linh người đã khuất.

Gia quyến nên dán thống báo này ở những nên dễ nhìn thấy để mọi người có thể nắm bắt nhanh hơn, dễ dàng hơn. Việc thông báo tin buồn đến mọi người không phải việc xấu. Đây chỉ là đạo lý phải làm để thể hiện được sự tôn kính với người đã mất. 

Có thể nói, cáo phó chỉ là một nghi thức rất nhỏ trong việc tổ chức tang lễ cho người đã khuất. Tuy nhiên, chỉ một nghi thức nhỏ này lại đem đến vai trò và tác dụng lớn đến cả buổi lễ. Nếu không có cáo phó nhiều người mong muốn đến viếng thăm không thể biết được địa chỉ, thời gian làm lễ. Như vậy, họ sẽ không thể nói lời từ biệt đối với người đã khuất cũng như tiễn đưa người khuất về nơi an nghỉ cuối cùng. Tang lễ thiếu đi cáo phó sẽ chẳng thể diễn ra trọn vẹn. Gia quyến nên chú ý đến điều này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ