Chúng ta thường nghe thấy các hình thức chôn cất người chết như mai táng, hỏa táng, hay nghi thức cải táng cũng rất phổ biến. Tuy nhiên còn hung táng và cát táng thì sao? Hung là xấu còn cát là tốt, vậy hai loại hình này có khác gì nhau hay không? Liệu hai nghi thức này có ý nghĩa gì và lý do tại sao phải thực hiện? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Ý nghĩa của húng táng và cát táng
Hung táng nghĩa là gì? Cát táng được thể hiện ra sao?
Theo điều 2 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 5-4-2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, hung táng và cát táng được giải thích như sau:
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng. (Khoản 7)
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng hoặc lưu tro cốt sau khi hỏa táng (Khoản 9)
Nói đơn giản hơn, hung táng là nghi thức chôn cất được cử hành ngay lập tức sau khi có người qua đời. Thường thì mộ hung táng sẽ được đào lên sau 3 năm. Sau đó, khi chôn mộ mới, quá trình đó gọi là cát táng. Xuyên nghi thức này thường được gọi với cái tên phổ biến nhất là cát táng. Về bản chất thì hung táng và cát táng đều thuộc một quá trình cải táng, vì thế nên những cụm từ này hay được gắn liền với nhau. Đó là câu trả lời cho câu hỏi mộ hung táng là gì.
Tục hung táng và cát táng đã được xuất hiện từ lâu đời, chính xác lúc nào thì không có tài liệu ghi rõ.
Lý giải cho tục chôn cất này có rất nhiều cách. Trong thời xa xưa, con người thường có thói quen nay đây mai đó để tìm vùng đất có tài nguyên tốt sinh sống. Vì thế mộ phần của ông bà cha mẹ cũng thường rải rác khắp nơi.
Để các bậc tiền bối có thể ngự gần vị trí sống của con cháu, dễ bề hưởng phúc báo hiếu hơn, nhiều người quyết định di chuyển mộ phần về nơi có địa thế tốt. Ngoài ra, trong thời chiến tranh loạn lạc, rất nhiều mộ của anh hùng bộ đội lưu lạc khắp nơi, vì thế mộ thường được chôn tạm đợi gia đình đến nhận và cải táng.
Dù không phải 2 nguyên nhân trên thì tục cải táng vẫn xuất hiện rất phổ biến trong thời hiện đại. Con cháu mong muốn các bậc tiền bối được tụ họp một chỗ, ngự trên mộ phần địa thế đẹp hơn, cùng đó thu hút linh khí tốt vào mộ phần, dòng họ cũng được phù hộ cho bình an, êm ấm, phát tài, phát lộc.
Đó là một niềm tín ngưỡng mạnh mẽ của người Việt Nam. Chúng ta luôn cho rằng âm sao dương vậy. Vì thế nếu các cụ được ở trong một vị trí mộ tốt, con cháy cũng sẽ được hưởng lộc theo.
Về cơ bản quy trình của hung táng và cát tác sẽ bao gồm các bước như sau:
- Đầu tiên phải làm lễ trình báo tổ tiền về kế hoạch bốc dỡ huyệt mộ. Sau đó cần xin thổ địa ở huyệt cũ đi và cúng thổ địa ở huyệt mới.
- Trước khi bốc mộ, cần đào sẵn phần đất phía trên của huyệt, đợi đến đúng giờ mới bắt đầu mở quan tài.
- Cần nhặt hài cốt thật cẩn thận, không để sót phần xương nào. Công việc này nên do người có chuyên môn thực hiện.
- Sau đó, rửa sạch hài cốt, lau khô rồi bọc bằng giấy vàng. Lưu ý là trong tất cả quá trình phải tránh ánh sáng mặt trời, nếu không xương sẽ bị đen, hỏng.
- Tiếp theo, bọc hài cốt bằng áo quan rồi đặt vào trong tiểu, quách, di chuyển đến phần mộ mới.
- Cuối cùng là hạ huyệt và chôn cất tại vị trí mới.
Lưu ý khi dựng mộ hung táng và cát táng
Chiều sâu, kích thước mộ hung táng và cát táng
Có 3 số đo kích thước gia chủ cần quan tâm khi xây mộ hung táng và cát táng là kích thước mộ, kích thước huyệt và kích thước tiểu, quách.
Về tiểu, quách là bình đựng tro cốt, thường được làm từ sành, gốm, sứ hoặc các loại đá. Thông thường tiểu sành, tiểu quách sẽ có kích thước: rộng 67cm, dài 127cm, sâu 147cm.
Kích thước huyệt hay còn gọi là chiều sâu mộ hung táng sẽ lớn hơn tiểu quách chừng 10cm hai bên và 20cm hai đầu. Mục đích là để khi hạ huyệt được dễ dàng, không bị chạm hay kẹt.
Về kích thước mộ nổi, có quy định rõ ràng về việc xây mộ đẹp, số đo được tính bằng thước Lỗ Ban, gia chủ có thể tham khảo.
- 69 x 107 : ứng với số đỏ ở thước lỗ ban : Thêm đinh – quý tử
- 81 x 127: ứng với số đỏ ở thước lỗ ban: Tài vượng – Tiến Bảo
- 89 x 147: ứng với số đỏ ở thước lỗ ban: Thêm Phúc – Thêm Đinh
- 107 x 167: ứng với số đỏ ở thước lỗ ban: Quý Tử – Thêm Phúc
- 107 x 176: ứng với số đỏ ở thước lỗ ban: Quý Tử – Phú Quý
Tuy vậy thì mỗi khu mộ lại có vị trí, địa thế khác nhau, gia chủ có thể cân nhắc xê dịch chút ít kích thước cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nhớ rằng nên hỏi ý kiến thầy xem mộ trước để biết kích thước như vậy có phù hợp với huyệt mộ của dòng họ mình hay không.
Vị trí địa lý
- Xem hướng theo tuổi người đã mất:
Dần – Ngọ – Tuất: Nên chọn hướng Đông và Tây, không nên chọn hướng Bắc.
Thân – Tý – Thìn: Nên chọn hướng Đông và Tây, không nên chọn hướng Nam.
Tỵ – Dậu – Sửu: Nên chọn hướng Nam và Bắc, không nên chọn hướng Đông.
Hợi – Mão – Mùi: Nên chọn hướng Nam và Bắc, không nên chọn hướng Tây.
- Xem hướng theo cung mệnh:
Người Đông Tứ Mệnh thì nên chọn hướng và phương vị Đông Tứ Trạch là: Khảm (Hướng Bắc), Chấn (Hướng Đông), Tốn (Hướng Đông Nam), Ly (Hướng Nam).
Người Tây Tứ Mệnh thì nên chọn hướng và phương vị Tây Tứ Trạch là: Càn (Hướng Tây Bắc), Đoài (Hướng Tây), Khôn (hướng Tây Nam), Cấn (Hướng Đông Bắc).
Nếu không rõ về cách chọn hướng, tốt nhất gia chủ nên nhờ thầy địa lý xem. Bên cạnh việc chọn hướng theo tuổi hay mệnh, xây mộ cũng cần lưu ý tránh khỏi các hướng xấu như có dòng nước chảy thẳng vào hay có con đường đâm chính giữa.
Vị trí đặt mộ đẹp sẽ có linh khí dồi dào, có sông chảy đằng trước, có núi tựa đằng sau. Tuy nhiên nên chọn vùng nước trong, xanh, sạch sẽ, tối kỵ nơi nào bị nhiễm nước bẩn, tanh, hôi.
Nên đặt mộ nơi cao ráo, không bị trũng, ngập, cây cỏ tươi tốt. Nên tránh đặt mộ chỗ nào đất quá cứng hay quá mềm. Đất tơi vừa phải hay dẻo quánh, màu sắc tươi là tốt nhất.
Ngoài ra, nếu gia chủ định tiến hành chôn cất nơi có nhiều huyệt mộ, nên kiểm tra và thăm dò vị trí cẩn thận trước, tránh trường hợp chôn đè lên tiểu hay mộ chìm nào khác.
Ngày giờ hạ huyệt hung táng và cát táng
Chọn ngày giờ đẹp thì hướng hung cũng hóa cát. Vậy nên không thể tùy tiện muốn hung táng và cát táng lúc nào cũng được. Thường thì chúng ta nên tìm xem ngày giờ tại chùa hoặc từ các thầy phong thủy. Tuyệt đối tránh hung táng và cát táng các ngày có sao: Thái Tuế, Tuế Phá, Kiếp Sát, Diệt Sát, Tuế Sát, Ngũ Hoàng, Nguyệt Kiến, Nguyệt Phá, Nguyệt Yếm, Tứ Tuyệt, Tứ Ly.
Bài viết trên giúp bạn đọc hiểu rõ hung táng và cát táng nghĩa là gì và hai hình thức này có ý nghĩa ra sao trong văn hóa tâm linh Việt Nam. Quá trình chuẩn bị và thực hiện cải táng cũng rất phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tận tâm. Tuy nhiên nếu cẩn thận, gia chủ sẽ di dời được mộ phần của bậc tiền bối mình sang vị trí đẹp hơn, linh khí dồi dào hơn, giúp cho con cháu dòng họ bình an, khỏe mạnh, đời đời ấm no.