Khâm liệm là gì? Liệm người chết 2021 cần chuẩn bị những gì?

Quá trình chuẩn bị ma chay là cả một sự học hỏi lâu dài, không phải ai cũng có sẵn kinh nghiệm để có thể thực hành luôn. Không ít người không biết về khâm liệm là gì, cũng như những đồ cần chuẩn bị trong quá trình khâm liệm. Thế nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường, và bất cứ ai cũng có thể lên mạng để tìm hiểu thông tin này. Nếu như bạn muốn biết thêm về những chia sẻ cần thiết, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé.

Bạn có biết khâm liệm là gì không?
Bạn có biết khâm liệm là gì không?

Khâm liệm là gì?

Liệm có nghĩa là gói lại, bọc lại, quấn lại. Quá trình khâm liệm có nghĩa là sử dụng vải để quấn quanh thi hài, sau đó ướp trà hương, thuốc formol để xác thịt của người mất tạm thời giữ được nguyên vẹn. Sẽ có hai cái chăn, một cái chăn sử dụng cho quá trình đại liệm và một chăn được sử dụng cho tiểu liệm. Với chăn đại liệm, người mất sẽ được bọc lại 7 lần. Còn với chăn tiểu liệm thì người mất được bọc lại 3 lần.

Khi khâm liệm sử dụng loại vải gì?

Thông thường, người nhà sẽ sử dụng vải trắng để làm tiểu liệm dùng khi khâm liệm. Đối với những gia đình khá giả hơn, họ sẽ sử dụng vải tơ, vải lụa thượng hạng.

Đối với những người theo đạo Phật thì sẽ sử dụng mền Quang Minh để đắp lên người. Đây là loại mền bên trên được in danh hiệu Phật, chú Vãng Sanh, hay là chú Thất Phật Diệt Tội. Mền được may bằng những vải lụa màu vàng đỏ, giống với tông màu chủ đạo thường thấy trong phật giáo, thêu chỉ ánh kim sáng lấp lánh.

Trong quá trình liệm người chết, dù sử dụng vải liệm nào cũng phải tránh xa những loại được may bằng da thú. Lý do là bởi nếu sử dụng loại vải này, con người sẽ bị đầu thai thành thú vật và bị cư xử không tốt.

Tiến hành khâm liệm người chết cần chuẩn bị gì?

Trong quá trình làm khâm liệm người chết, mọi người cần phải chuẩn bị tốt một số dụng cụ sau đây để đảm bảo rằng quá trình này diễn ra không gặp trở ngại nào.

Chọn giờ thiêng

Bất cứ quy trình nào trong thời điểm làm đám ma đều phải chọn giờ thiêng để đảm bảo không ảnh hưởng đến quỷ thần, như thế mới thuận lợi để tiến hành các thủ tục ma chay khác.

Lập bàn thờ vong

Bàn thờ vong ở đây chính là một cỗ linh sa, đặt ở ngay trên một chiếc bàn cỡ lớn. Ở trong linh sa sẽ có những bài vị và ảnh của người mất, kèm theo đầy đủ thông tin cần thiết. Trước bài vị là một mâm trái cây lớn, tùy theo từng vùng khác nhau sẽ có những thủ tục khâm liệm đi kèm với những loại hoa quả khác nhau. Theo cổ tục thì thông thường, bưởi và chuối là hai loại quả bắt buộc phải có. Còn bây giờ hiện đại, gia chủ sẽ được lựa chọn loại quả để trưng bày.

Chia sẻ về khâm liệm
Chia sẻ về khâm liệm

Quan niệm xưa vẫn còn được lưu truyền và hiện hữu trong nhiều sự lựa chọn khi làm lễ khâm liệm nhập quan hiện nay. Cây chuối sẽ được cắt ra thành một khúc nhỏ, và được sử dụng để làm một bát hương. Ngoài ra, trong đám tang phải tuyệt đối tuân thủ sử dụng hương đen. Cây chuối non còn được sử dụng để trang trí ở hai bên linh sa.

Lý giải cho việc sử dụng chuối nhiều như vậy, là bởi vì chuối có nhiều bẹ, buồng, thể hiện cho nhiều thế hệ biết đùm bọc, đỡ đần lẫn nhau. Hơn nữa, chuối có khả năng hút đi từ khí rất tốt, thế nên sẽ không bị úa, ngả màu trong suốt thời gian diễn ra đám tang.

Chuẩn bị quan tài

Việc chuẩn bị quan tài để khâm liệm cũng cực kỳ cần thiết, bởi đây là nơi người mất sẽ được an nghỉ. Con cháu cần phải chuẩn bị bao trà khô, trải đều với độ dày khoảng 2 phân ở bên dưới đáy của quan tài. Trà khô sẽ giúp hút đi hơi của người chết, từ đó cảm giác sạch sẽ và không gây ra mùi cho mọi người.

Quá trình khâm liệm người mất

Trong quá trình khâm liệm người mất, mọi người cần phải cùng nhau làm để đảm bảo không xảy ra sai sót nào. Đầu tiên phải đặt người đã khuất nằm xuống một miếng vải lớn – đã được trải sẵn ở chiếu cạnh quan tài. Sau đó phía dưới sẽ bố trí thêm 3 chiếc đai làm từ vải trắng ở ngang vai, mông và bắp chân. Tiếp theo sẽ từ từ bọc vải từ bắp chân, lên tới thân và đầu cho người đã khuất.

Tùy từng gia đình, họ sẽ lựa chọn có muốn che mặt người đã khuất hay là không. Với những gia đình muốn lộ mặt người thân, họ sẽ chỉ che vải đến cổ, sau đó trang điểm sơ để đảm bảo mặt không bị mất đi nét hài hòa, giữ cho thần thái được tươi tắn, giống như khi còn sống. Điều này sẽ giúp cho con cháu khi nhìn vào đỡ đau lòng hơn. Còn nếu như gia đình không muốn lộ mặt, hay chỉ để lộ trong những trường hợp đặc biệt, thì sẽ sử dụng vải xô mềm để phủ lên mặt.

Ghi nhớ rằng khâm ở trên giường thì vải để dọc, còn liệm hạ xuống đất sẽ để vải ngang. Điều này đảm bảo cho việc gói người chết kín kẽ, không bị dư thừa khoảng nào. Trong quá trình liệm, khăn phủ mặt, đũa ngáng miệng được bỏ ra. Kết thúc quá trình liệm, sẽ đến các đồ lót, đệm đầu, tay chân. Lót các bộ phận ngay gọn, sau đó gấp chăn bên trái, bên phải, rồi dưới lên, trên xuống. Buộc vải tiểu liệm theo dọc và ngang. Tương tự với đại liệm rồi chờ nhập quan.

Ghi nhớ khi khâm liệm
Ghi nhớ khi khâm liệm

Kiêng kỵ điều gì khi khâm liệm người mất?

Trong quá trình khâm liệm người mất, tuyệt đối không được để cho nước mắt rơi vào thi hài. Điều này sẽ khiến cho dễ bị quỷ nhập, và có thể không đem lại may mắn cho con cháu đời sau. Do đó, thông thường người thân trực tiếp sẽ đứng cách xa thi hài một chút. Những người làm khâm liệm sẽ nén lại nỗi đau, không được khóc lóc vào thời điểm này.

Những con vật như chó, mèo, gà… kể cả thú cưng của người đã mất cũng không được tiến lại gần trong lúc làm khâm liệm. Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng quỷ nhập tràng, bởi thế mọi người cần phải trông coi cẩn thận, và đuổi những loại động vật này ra xa.

Ngoài ra, quan tài khi lựa chọn mua cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Người xưa thường bảo cây liễu làm gỗ thì sẽ không có hạt. Do đó họ rất kỵ lựa chọn gỗ cây liễu để đóng làm quan tài cho mình. Việc này có thể dẫn đến việc con cháu đời sau khó khăn, không có người nối dõi dòng họ của mình. Thế nên khi làm khâm liệm người đã khuất, con cháu nhất định phải chú ý những điểm này.

Ai nên tránh mặt trong lúc khâm liệm?

Trong quá trình khâm liệm, không phải ai cũng cần có mặt đầy đủ. Nếu như bạn là phụ nữ có thai, bạn sẽ koong cần phải dự lễ này. Ngoài ra, người cao tuổi, sức khỏe đã yếu, trẻ em hoặc là người bị chó dại cắn cũng không cần phải dự lễ. Đây đều là những đối tượng dễ bị nhiễm phải hơi lạnh từ thi thể của người mất, bởi thế họ sẽ dễ bị ốm bệnh. Nếu ai cực kỳ kiêng kỵ tham gia, có thể đặt lò than và đốt những loại vỏ như vỏ bưởi, vỏ bồ kết để trừ đi những uế khí khó chịu.

Kiêng gì khi khâm liệm?
Kiêng gì khi khâm liệm?

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về quá trình khâm liệmKhâm liệm là gì và cần chuẩn bị những gì cho quá trình này. Chúng tôi tin rằng có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Thế nên những điều nào đã được truyền lại và người xưa căn dặn, mọi người nên làm tốt để đảm bảo cả người ra đi lẫn người ở lại được an lòng. Đừng quên tham khảo thêm thông tin về cặp đèn cầy bái quan để biết thêm chi tiết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ