Những nghi thức đi viếng đám ma mà bạn phải biết? Giải đáp 2021

Con người chúng ta luôn có thời gian hữu hạn trong cuộc đời này. Khi có ai đó mất đi, cũng là lúc vong linh của họ được sang thế giới bên kia. Những người thân ở lại, dẫu biết đây là lẽ thường tình nhưng không thể tránh khỏi đau xót. Từ xưa cho đến nay, khi trong nhà có người mất, gia quyến luôn làm đám ma giống như giữ trọn tình, trọn nghĩa với người đã khuất. 

Việc đi viếng đám ma đã trở thành nét đẹp trong lối sống “uống nước nhớ nguồn” của người ở lại đối với người ra đi. Tuy nhiên, những nghi thức đi viếng đám ma thế nào là đúng thì lại ít người biết đến. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp về vấn đề này nhé!

Ý nghĩa của việc đi viếng đám ma?

Người ra đi luôn là niềm đau, sự mất mát đối với những người ở lại. Không chỉ có gia đình của người đã mất cảm thấy mất mát lớn. Mà đối với bạn bè, những người quen, người từng thân với người đã khuất cũng cảm thấy xót thương. “Sống trọn tình, chết trọn nghĩa” vẫn luôn là câu nói ông cha ta răn dạy bao đời này. Người mất không phải đã hết, vong linh của họ chuyển kiếp, sang thế giới bên kia, vẫn còn nhìn lại dương thế.

Chính vì vậy, việc tổ chức lễ đám ma cho người đã khuất chính là một nét đẹp của chúng ta. Lễ viếng đám ma giống như lần gặp mặt cuối cùng, lời từ biệt và tưởng nhớ người đã mất. 

Những nghi thức đi viếng đám ma
Những nghi thức đi viếng đám ma

Bạn bè, người thân, họ hàng của người đã khuất đi viếng đám ma chính là tỏ lòng thành kính, tiếc thương. Ai ra đi chẳng để lại sự mất mát lớn đối với người ở lại. Đi viếng lễ tang người đã khuất thể hiện sự tôn trọng, “uống nước nhớ nguồn” trọn tình trọn nghĩa.

Không chỉ có vậy, đi viếng đám ma còn là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của chúng ta. Người ra đi để lại phúc phần, thịnh vượng cho con cháu. Những người đến viếng không chỉ từ biệt, xót thương mà còn cầu mong người khất “sống khôn, chết thiêng” phù hộ cho những người ở lại. 

Đây cũng là lý do, lễ viếng đám ma luôn được coi là một nghi lễ quan trọng đối với người khất và người ở lại. Lễ viếng này thể hiện tình nghĩa, ước nguyện của người ở lại đối với người ra đi. Đi viếng đám ma chúng ta cũng cần phải biết đến những điều kiêng kỵ để tránh gặp phải điềm chẳng lành. Không phải tự nhiên, mọi lễ viếng đám ma đều được tổ chức tôn nghiêm, mang theo nhiều sự tâm linh đến vậy. 

Những điều kiêng kỵ khi đi viếng đám ma?

Sẽ có những người rất vô tư mà không để ý đến điều kiêng kỵ khi đi viếng đám ma. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết những điều này để tránh gặp phải điềm không lành, đen đủi. 

Những lưu ý khi đi viếng đám maNhững lưu ý khi đi viếng đám ma
Những lưu ý khi đi viếng đám ma
  • Không thề thốt hứa hẹn với người đã mất: Sẽ có nhiều người khi đi viếng đám ma vì quá đau xót mà buông lời hứa hẹn. Điều này được coi là điều không may, không nên khi đi viếng đám ma. Bởi lẽ, nếu người hứa hẹn thực hiện được thì không sao, nếu không thực hiện được thì đây sẽ là một điều phạm úy rất lớn. Lời hứa với người sống có thể như gió bay, nhưng về mặt tâm linh, lời hứa mang theo nhiều ảnh hưởng đến sau này. Thế giới tâm linh quyền uy, phép linh, chúng ta không nên tự tiện buông lời hứa hẹn, thề thốt với người đã khuất. 
  • Không ăn mặc lòe loẹt, cười nói, bông đùa: Tang lễ luôn là nghi lễ thể hiện sự đau buồn. Người đi viếng đám ma là để chia sẻ sự xót thương với gia quyến và từ biệt người đã mất. Ăn mặc lòe loẹt, nhiều màu sắc là điều cấm kỵ khi đi viếng. Việc cười nói là quá bất lịch sự đối với gia quyến cũng như người đã mất. Trong bầu không khí trang nghiêm, đau buồn mà cười nói như vậy thật sự khó tránh khỏi quở trách. 
  • Không nên bật nhạc điện thoại khi đi viếng đám ma: Việc bật nhạc điện thoại là thói quen của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên khi đi đến lễ tang, chúng ta nên tắt chuông điện thoại để tránh ảnh hưởng đến buổi lễ cũng như những người xung quanh. 
  • Người cao tuổi, phụ nữ có thai, người bị chó dại cắn không nên đi viếng đám ma: Thi thể của người mất luôn tỏa ra hơi lạnh – được cho là không tốt đối với những người có sức đề kháng kém. Người cao tuổi, hay phụ nữ có thai nên tránh việc đi viếng hay nhìn mặt người đã mất lần cuối. Bởi hơi lạnh này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những đối tượng nêu trên. 
  • Nếu đi viếng đám tang, người mất quá trẻ tuổi, nhan sắc xinh đẹp, đẹp trai, người đi viếng không nên khen: Những người đã mất thường mang theo những chấp niệm trong lòng. Thời điểm vừa mất thường vong linh của những người này vẫn vương vấn nơi trần thế. Những người đi viếng nếu buông lời khen, hoặc tiếc nuối quá nhiều sẽ khiến cho người âm khó siêu thoát. Chính vì vậy, đây cũng là điều cần phải tránh khi đi viếng đám ma.  

Cách vái lạy khi đi viếng đám ma?

Một trong những điều quan trọng nhất khi đi viếng đám ma chính là việc khấn vái sao cho chuẩn. Việc khấn vái là rất quan trọng trong cách nghi lễ tâm linh. Chúng ta nên hiểu và biết đến cách vái lạy khi đi viếng đám để tránh gặp phải những điều không đáng có. Vái lạy người đã mất cũng thể hiện được sự thành kính, thương tiếc của người ở lại. Vái và lạy là hai động tác khác nhau được thực hiện khi làm lễ tâm linh. 

Đi viếng đám ma cần tránh gì
Đi viếng đám ma cần tránh gì

Lạy là việc sử dụng hai tay chắp vào nhau đưa từ trên đỉnh trán từ từ hạ xuống trước mặt hoặc ngang ngực. Hành động này thường được thực hiện sau khi đã thắp hương, lên hương, khấn người đã mất hoặc thần phật. Đối với những người đi viếng đám ma việc lạy người mất là hành động nên làm. Các bạn có thể đứng lạy, quỳ lạy tùy theo sự tôn nghiêm và lòng thành khẩn của mình.

Tuy nhiên, việc đứng lạy trước bàn thờ người đã mất đã thể hiện được lòng thành kính. Những trường hợp cần thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính, thương xót nhiều hơn thì có thể quỳ lạy. 

Với động tác lạy thì người thực hiện cần nhìn thẳng về phía trước. Khi vuốt đưa tay xuống thì đầu cúi dần theo tay. Hành động vái gần giống với lạy. Người thực hiện vẫn để tay như vậy, nhưng đông tác nhanh hơn. Và tay chỉ đưa xuống đến ngang vai, khi lạy thì đầu hơi cúi xuống. Hành động vái chỉ làm sau khi lạy và thực hiện 2 cái. Đây là điều cần thiết, nghi lễ phải làm khi thắp hương đền chùa cũng như đi viếng đám ma. 

Đi viếng đám ma nên mặc gì?

Như chúng ta đã đề cập đến phía trên, việc đi viếng đám ma cần phải mặc như thế nào là điều rất quan trọng. Không nên ăn mặc lòe loẹt là điều hiển nhiên chúng ta cần phải. Màu sắc quần áo được lựa chọn khi đi viếng đám ma thường là màu trắng hoặc đen. Quần áo phải chuẩn mực, quần dài, áo không được hở vai nách. Mặc càng tôn nghiêm càng thể hiện được lòng thành kính cũng như tiếc thương người đã mất. 

Trang phục đi viếng đám ma
Trang phục đi viếng đám ma

Tùy thuộc vào mối quan hệ đối với người mất mà những người đi viếng cần phải chít khăn tang hoặc mặc tang phục khác nhau. Thông thường những người thuộc diện họ hàng, cháu chắt sẽ phải chít khăn tang theo vai vế. Những người cận kề với người đã khuất sẽ có tang phục riêng. Ví dụ như con gái, con trai, con rể, con dâu, vợ, chồng của người đã mất sẽ có tang phục chuẩn mực.

Đi viếng đám ma cần phải mặc đồ lịch sự, không màu mè, không khoa trương, không đeo quá nhiều trang sức rườm rà. Đây là điều tối thiểu mà ai trong số chúng ta cũng cần phải biết.  

Có thể nói, đi viếng đám ma cũng có những điều riêng mà chúng ta phải biết và tuân theo. Thực hiện đúng theo những điều này, người ở lại sẽ nhận được nhiều phúc phần, bình an. Hơn cả, vong linh của người đã khuất cũng sẽ được yên nghỉ nơi suối vàng, không vướng bận, không chấp niệm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ