Bài cúng ông Chuồng bà Chuồng đúng chuẩn phong thủy 2023

Bài cúng ông Chuồng bà Chuồng là một trong những nét đẹp văn hóa của dân gian Việt Nam. Văn khấn cúng ông Chuồng bà Chuồng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, là sự cầu nguyện, gửi gắm niềm hy vọng của các gia đình nông thôn đối với vật nuôi, gia súc. Vậy bài cúng này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào, cách thực hiện ra sao? Mời bạn đọc đón xem bài viết giải thích sau.

Bài văn khấn cúng 49 ngày cho người mới mất

Nguồn gốc và ý nghĩa của bài cúng ông Chuồng bà Chuồng

Ông bà ta quan niệm rằng, nếu con người nghỉ ngơi, cúng bái, ăn Tết hằng năm thì vật nuôi trong nhà cũng phải có cái Tết riêng của mình. Vật nuôi ở đây chính là trâu, bò. Lý giải cho điều này, Việt Nam vốn có một nền văn minh lúa nước vô cùng lâu đời. Vì thế con trâu, con bò chính là người bạn thân thiết nhất của nhà nông. Nhiều hộ gia đình coi con vật này như là cả một gia tài lớn. 

Người ta có câu: Con trâu là đầu cơ nghiệp. Trong chúng ta ai cũng biết rằng con trâu con bò có ý nghĩa như thế nào đối với người làm nghề nông. Vì thế hình ảnh con trâu luôn gắn liền với sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. 

Để cảm ơn con vật này đã chăm chỉ lao động cùng chủ nhân trong suốt 1 năm trời nên người ta mới thực hiện lễ cúng chuồng, hay còn gọi là cúng ông Chuồng bà Chuồng, ngụ ý rằng làm riêng một lễ Tết cúng bái để cho con vật thân thiết này có thể nghỉ ngơi như con người.

Trâu bò là người bạn thân thiết của nhà nông
Trâu bò là người bạn thân thiết của nhà nông

Người nông dân làm lễ cúng bái là để tạ ơn thần linh đã phù hộ cho năm vừa qua mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ngoài ra, lễ cúng ông Chuồng bà Chuồng cũng mang theo nhiều hy vọng, sự mong ước của người nông dân. Người chủ thường cầu khấn rằng năm tới con vật vẫn sẽ khỏe mạnh, vẫn sẽ chăm chỉ làm việc để tạo ra cơm ăn, áo mặc cho gia đình, mùa màng sắp tới bội thu.

Nhiều nơi cũng làm lễ cúng ông Chuồng bà Chuồng đầu năm như vậy với các loại gia súc, gia cầm khác trong nhà như gà, vịt….

Ngoài ra, sự ra đời của bài cúng này cũng là để nhắc nhở người đời phải biết ghi ơn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn. Tục lệ cúng chuồng hàm chứa nét đẹp nhân văn sâu sắc, là bài học về lòng biết ơn cũng như quy luật cho đi nhận lại của tự nhiên.

Thường thì tục lệ này sẽ chỉ thấy ở vùng nông thôn, nơi mà người dân vẫn dùng trâu, bò như một công cụ sản xuất nông nghiệp chính. Còn ở thành phố thì ít ai biết đến phong tục này. Tuy nhiên nếu không biết bạn cũng vẫn nên tìm hiểu. Bởi đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam cần lưu trữ và bảo tồn.

Cách cúng ông Chuồng bà Chuồng

Cúng ông Chuồng bà Chuồng ngày nào? Lễ cúng chuồng thường được thực hiện vào ngày mùng 4 Tết đầu năm. Người chủ chuồng sẽ chuẩn bị lễ cúng từ hôm trước và dạy từ sáng sớm để bắt đầu làm lễ.

Mâm cúng ông Chuồng bà Chuồng
Mâm cúng ông Chuồng bà Chuồng

Mâm cúng bao gồm những gì?

Tùy theo từng vùng miền mà mâm cúng ông Chuồng bà Chuồng cũng có sự thay đổi nhất định. Thường thì gia chủ vẫn sẽ đảm bảo những đồ cúng cơ bản nhưng sẽ thêm vào các sản vật, đặc sản lễ Tết của địa phương đó.

Đồ cúng cơ bản cần chuẩn bị bao gồm có: nhang đèn, trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc, trà rượu, bánh tét, bánh chưng…

Các bước cúng ông Chuồng bà Chuồng

Gia chủ sẽ thức dậy từ sáng sớm mùng bốn. Sau đó chuẩn bị mâm cúng thật tươm tất. Mâm cúng sẽ được bày biện ở trước cửa chuồng trâu, bò. Đến giờ lành, gia chủ bắt đầu thắp nhang, châm trà rượu, cầu khấn thần linh. Thường thì người nông dân sẽ cảm tạ các vị thần đã phù hộ cho con vật trong nhà khỏe mạnh, chăm chỉ trong một năm vừa qua và xin được phù hộ trong năm tới. Nếu có nhắn gửi riêng gì đến các vị thần bảo hộ gia súc thì người nông dân cũng sẽ khấn trong lúc này.

Trong khi cúng và dâng hương, gia chủ cần vái 4 lần, sau đó rót rượu. Tiếp theo là vái 2 lần rồi tránh đi nơi khác một lúc. Lý do phải làm vậy là vì đây là lúc các vị thần hiển linh và uống rượu, có người ở đó sẽ không tiện.

Cúng cúng ông Chuồng bà Chuồng là nét đẹp văn hóa
Cúng cúng ông Chuồng bà Chuồng là nét đẹp văn hóa

Sau đó gia chủ vào rót nước bái tạ 4 lần và cũng cần tránh đi nơi khác khoảng 1 phút. Cuối cùng là đốt giấy cúng, tuy nhiên không đốt hết. Gia chủ sẽ mang cơm cúng cũng như ít thức ăn cho gia súc, gia cầm trong nhà như lợn, gà, vịt… ăn. Còn đối với trâu, bò phải có bó rau hay cỏ, cúng xong bỏ vào cho ăn. Nhiều nơi người dân cho trâu bò ăn cả bánh tét cúng luôn.

Sau khi khấn xong, gia chủ sẽ đổ rượu vào miệng trâu đực và đổ trà vào miệng trâu cái. Vàng mã cúng xong không đốt hết mà sẽ dán lên sừng trâu. Phần còn lại dán lên thành chuồng, để nguyên như vậy đến lễ cúng năm sau mới thay. Đó cũng là điểm độc đáo khác biệt so với các nghi lễ cúng bái khác.

Trong lúc khấn bái, gia chủ cần đọc bài văn cúng ông Chuồng bà Chuồng như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……………Thành, ……………..huyện, ………………..xã, ………………….thôn, ……………………xứ chi nguyên.

Tuế thứ……………….niên, ……………ngoạt, ……….Nhựt

Tư nhơn tín chủ…………………………..cùng toàn gia đẳng

Cung lễ tạ thần quan chuồng trại Xuân niên

Thành tâm cẩn dụng phẩm vật, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi.

Cẩn ủy chủ bái ……………………..cẩn dĩ phỉ nghi

VỌNG TẠ CHI VỊ

Cung vọng chư vị Ngưu lang thần quan, Trư lang thần quyện chi thần

Quách nguyên canh chưởng chúa Ngưu Lang trư cùng chủ lang Lục súc chi thần

Cặp thập loại hộ trì đồng lai phối hưởng

Xin chư vị phò hộ: Ngưu-Trư-Lục súc gia cầm ……….

Chung niên phát triển thành đạt.

PHỤC VỌNG CÁO VU

Lời kết

Lễ cúng ông Chuồng bà Chuồng mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Đối với nền văn minh lúa nước từ ngày xưa của dân tộc ta, con trâu, con bò có lẽ là những người bạn thân thiết và quan trọng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ngày xưa, khi chưa có những loại máy cày hiện đại như ngày nay, con trâu là công cụ làm việc quan trọng mà bất cứ nhà nào cũng cần.

Nhà nghèo thì phải gom góp dành dụm thể thuê mướn trâu về mỗi mùa lúa đến. Nhà nào có của ăn của để cũng phải nghĩ đến việc tậu trâu mua nhà đầu tiên như các cụ đã dạy. 

Lễ cúng cúng ông Chuồng bà Chuồng được tổ chức vào mùng 4
Lễ cúng cúng ông Chuồng bà Chuồng được tổ chức vào mùng 4

Bởi có vai trò quan trọng như vậy mà trâu bò luôn được người nông dân hết mực chăm sóc và yêu thương. Đến ngày lễ Tết, con vật trong chuồng cũng được tổ chức riêng một lễ cúng bái để nghỉ ngơi, ăn đồ lễ thật ngon, coi như là phần thưởng cho một năm lao động vất vả.

Ngoài ra, lễ cúng này còn mang hàm ý tạ ơn các vị thần linh cai quản đã phù hộ cho một năm qua mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trâu, bò khỏe mạnh. Theo đó, nó cũng mang đi niềm mong mỏi, sự cầu nguyện của người nông dân cho một năm mới suôn sẻ, lúa đầy bồ, gạo đầu cối đến với các vị thần linh.

Dù rằng hiện nay cách cày cấy bằng trâu bò đã không còn phổ biến nữa, con người sử dụng những loại máy móc tân tiến vừa tiết kiệm lại vừa có hiệu suất cao hơn, nhưng phong tục này vẫn được lưu giữ tại các vùng nông thôn. Dù rằng chẳng cần cầu mùa màng bội thu nữa nhưng người ta vẫn duy trì phong tục này như một nét đẹp tâm linh truyền thống. Đây cũng là cách mà các bậc cha ông răn dạy đời con cháu về đức tính tốt đẹp uống nước nhớ nguồn.

Trên đây là các lý giải chi tiết về bài cúng ông Chuồng bà Chuồng chuẩn phong thủy theo truyền thống người Việt. Mong rằng bạn đọc đã tìm được những thông tin hữu ích cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ